Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên việc lập hóa đơn điện tử với loại hình doanh nghiệp này còn nhiều mới mẻ. Sau đây Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách lập hóa đơn GTGT điện tử đối với HHDV xuất khẩu tại chỗ này.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Theo Khoản 2, Điều 17,Thông tư 219/TT-BTC quy định về luật thuế giá trị gia tăng
– Theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
1. Xuất khẩu tại chỗ là gì?
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức hàng hóa được xuất bán cho một doanh nghiệp nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một doanh nghiệp theo chỉ định của doanh nghiệp nước ngoài.
2. Thủ tục hồ sơ đối với bộ chứng từ của hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
– Căn cứ theo Khoản 2, Điều 17,Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định chứng từ của hàng hóa xuất khẩu tại chỗ như sau:
Như vậy hồ sơ đối với bộ chứng từ của hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của luật thuế bao gồm:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công.
LƯU Ý: Trên hợp đồng phải có điều khoản ghi rõ bên doanh nghiệp nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam
– Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan
– Hóa đơn giá trị gia tăng
– Chứng từ thanh toán phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
LƯU Ý: Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía doanh nghiệp nước ngoài ủy quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
3. Quy định về việc xuất hóa đơn GTGT điện tử đối với dịch vụ, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
– Theo Khoản 2, Điều 17,Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy định các trường hợp được coi như xuất khẩu:
“……Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật…..”
Như vậy việc xuất hóa đơn GTGT điện tử đối với HHDV xuất khẩu tại chỗ được áp dụng như xuất khẩu HHDV ra nước ngoài.
3.1 Loại hóa đơn sử dụng trong hoạt động xuất khẩu tại chỗ
Theo Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định: “…..Doanh nghiệp khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng Hóa đơn giá trị gia tăng.”
3.2 Thời điểm xác định doanh thu xuất khẩu
– Theo Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính.
– Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC
Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
3.3 Thời điểm lập hóa đơn (Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)
– Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
XEM THÊM:
Cách viết hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu
Chọn Thủ tục và hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu mới nhất
3.4 Thời điểm ký hóa đơn điện tử (Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)
Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
3.5 Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ xuất khẩu (điểm c, khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)
Như vậy khi xuất khẩu hàng hóa tại chỗ sẽ phải sử dụng 2 loại hóa đơn:
– Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đi đường thì sử dụng: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
– Khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu thì: lập hóa đơn GTGT
3.6 Đồng tiền ghi trên hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ xuất khẩu
Theo Điểm c Khoản 13 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung hóa đơn:
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
– Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, theo quy định trên thì
– Hóa đơn xuất khẩu được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ là ngoại tệ.
– Trên hóa đơn xuất khẩu phải thể hiện tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định của luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Cách điền hóa đơn điện tử cho hàng xuất khẩu tại chỗ
Một lưu ý quan trọng khác biệt giữa hóa đơn xuất khẩu ra ngước ngoài và hóa đơn xuất khẩu tại chỗ là theo quy định tại điểm c Khoản 2, Điều 17,Thông tư 219/TT-BTC quy định:
“…..Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam”.
Khi phát sinh nghiệp vụ xuất khẩu ngoài các quy định kế toán về xuất khẩu HHDV thì kế toán căn cứ vào chứng từ hải quan như: tờ khai xuất khẩu, invoice, packinglist, bill tàu để lập hóa đơn xuất khẩu.
BƯỚC 1: Khi hàng xuất ra khỏi kho để đưa ra cảng hoặc đi trên đường. Kế toán căn cứ vào lệnh điều động xuất khàng của thủ trưởng đơn vị lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để phản ánh số lượng hàng hóa xuất đi.
Mẫu Lệnh điều động
Mẫu Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
BƯỚC 2: Sau khi làm xong thủ tục hải quan, căn cứ vào Tờ khai hải quan đã thông quan, kế toán lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu như sau:
Mẫu hóa đơn GTGT điện tử cho hàng xuất khẩu
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Hi vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc và giúp cho nhiều kế toán trong việc xuất hóa đơn GTGT đối với hình thức xuất khẩu tại chỗ này. Mọi thắc mắc các bạn gửi về Kế Toán Việt Hưng để được giải đáp kịp thời.