Nhập kho phế liệu thu hồi thải ra trong quá trình sản xuất sẽ được thu gom nhập kho và sử dụng thành nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Việc mà người làm công tác kế toán doanh nghiệp cần thực hiện là tập hợp & ghi nhận hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho. Đây là cách thức để đảm bảo việc tính giá thành, chi phí sản xuất và một số thông tin kế toán tương tự về sau sẽ đảm bảo tính chính xác hãy cùng Trung tâm Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây
Theo Khoản 27, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có quy định:
“Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.”
Theo đó có thể hiểu phế liệu thu hồi nhập kho là những vật liệu bị thải ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng và được doanh nghiệp thu hồi lại để làm nguyên liệu sản xuất cho một quá trình sản xuất khác.
1. Xác định giá trị nhập kho phế liệu thu hồi trên Misa
Nhập kho phế liệu thu hồi, ghi :
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (theo giá có thể thu hồi)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Trường hợp vật liệu thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà bán ngay.
Kế toán phản ánh các khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu, ghi giảm chi phí :
Nợ TK 111, 112, 131… (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
2. 02 trường hợp hạch toán nhập kho phế liệu thu hồi
2.1 Khi thu hồi phế liệu để tiếp tục sản xuất
Sau khi tính giá trị thu hồi của số phế liệu nhập kho, kế toán định khoản:
Nợ TK 152: Nguyên/vật liệu được tính theo giá thu hồi
Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang
Nếu doanh nghiệp thu hồi phế liệu và bán luôn mà không qua bước nhập kho thì kế toán sẽ ghi nhận bằng bút toán:
Nợ TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)
Có TK 154: Chi phí sản xuất còn dở dang
2.2 Khi bán thành phẩm phế liệu thu hồi từ sản xuất
Theo Điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.
Trường hợp doanh nghiệp thu hồi phế liệu, bán phế liệu sau khi nhập kho, ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131, 111, 112…
Có TK 511 (5118): Doanh thu khác
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
Ghi nhận giá vốn của phế liệu đã bán, hạch toán
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 152: Phế liệu thu hồi nhập kho
LƯU Ý: Đối với phế liệu thu hồi nhập kho, các chứng từ thường gặp là:
Phiếu nhập kho
Bảng kê hàng hóa nhập kho
Giấy phép đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu phế liệu nhập kho
3. Thao tác nhập kho phế liệu thu hồi trên misa thực tế công ty sản xuất chế biến gỗ
Một số công ty sản xuất sẽ có những sản phẩm được thu hồi về làm giảm giá thành của sản phẩm chính đi
Ví dụ: Công ty sản xuất gỗ thì quy trình sản xuất như sau
Nguyên vật liệu chính là gỗ tròn: thành phẩm thu được là gỗ xẻ
- Và thành phẩm thu hồi bán là mụn cưa và củi
Quy trình thực hiện các bước như sau:
BƯỚC 1: Tạo mã thành phẩm các sản phẩm chính và phụ
– Sản phẩm chính là Gỗ thành phẩm
Theo NGUYÊN TẮC này: Kho thành phẩm là 155: TK doanh thu 5112: tương ứng TK giá vốn là 6322
Và các thành phẩm thu hồi cũng sẽ khai báo tương tự như hình trên
BƯỚC 2: Vào kho – chọn nhập kho – Chọn nhập kho khác mục 3
Nợ TK 155/ Có TK 154
– Phía bên khoản mục chi phí bỏ trống KMCP
– Chọn đối tượng tập hợp chi phí là đối tượng của sản phẩm chính ví dụ là gỗ nào đó.
Sau đó là quy trình các bước tính giá thành của các sản phẩm
THỨ 1: Tạo kỳ tính giá thành : Chú ý trong kỳ tính giá thành này chỉ chọn những sản phẩm chính không chọn sản phẩm thu hồi
THỨ 2: Tập hợp chi phí trực tiếp
THỨ 3: Phải chuột kỳ tính giá thành chọn tập hợp khoản giảm giá thành
Ở bước này sẽ xuất hiện phiếu nhập kho khác của phế liệu thu hồi – số lượng và đơn giá thu hồi bạn sẽ nhập tay vào.
THỨ 4: Tính giá thành các sản phẩm
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán công ty sản xuất cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là chia sẻ Trung tâm Kế Toán Việt Hưng về việc xác định nhập kho phế liệu thu hồi trên misa trong quá trình sản xuất mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn kế toán trong quá trình ứng dụng phát sinh thực tế đang thực hiện. Đừng quên ủng hộ Like Fanpage kịp thời cập nhật bản tin thông báo mới nhất cùng các ưu đãi hấp dẫn khi tham gia các khóa học kế toán đa lĩnh vực nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho bản thân.
mh muốn hỏi là làm thể nào để tính ra được hàng phế liệu
Để tính ra được hàng phế liệu, bạn cần thực hiện các bước sau đây: 1. Xác Định Loại Phế Liệu – Loại phế liệu: Xác định loại phế liệu là gì, ví dụ: kim loại, nhựa, giấy, hoặc các loại vật liệu khác. – Nguồn gốc phế liệu: Xác định nguồn gốc của phế liệu, liệu chúng xuất phát từ quy trình sản xuất, xây dựng, hoặc từ các sản phẩm đã qua sử dụng. 2. Phân Loại và Đo Lường – Phân loại phế liệu: Phân loại phế liệu theo từng nhóm dựa trên chất liệu và tình trạng (có thể tái chế, không thể tái chế, v.v.). – Đo lường phế liệu: Sử dụng các công cụ đo lường như cân để xác định khối lượng hoặc thể tích của phế liệu. Thông thường, phế liệu được tính theo đơn vị kg hoặc tấn. 3. Xác Định Giá Trị Phế Liệu – Giá thị trường: Tìm hiểu giá thị trường hiện tại của loại phế liệu đó. Giá phế liệu thường biến động theo thời gian và theo khu vực. – Chất lượng phế liệu: Giá trị của phế liệu cũng phụ thuộc vào chất lượng và độ tinh khiết của nó. 4. Tính Giá Trị Phế Liệu Công thức tính giá trị phế liệu: Giá trị phế liệu = Khối lượng phế liệu x Đơn giá phế liệu Ví dụ: Nếu bạn có 100 kg phế liệu kim loại và giá thị trường hiện tại là 20,000 VND/kg, thì giá trị phế liệu sẽ là: 100kg x 20.000VND/kg = 2.000.000VNĐ 5. Ghi Chép và Báo Cáo – Ghi chép chi tiết: Ghi chép chi tiết về loại, khối lượng, và giá trị của từng… Xem thêm »