Phương cách hạch toán chi phí sản xuất chung vượt định mức

Đánh giá

Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp. Trong một số trường hợp chi phí sản xuất chung vượt định mức thì hạch toán như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé. 

chi phí sản xuất chung
Hạch toán chi phí SX chung vượt định mức

1. Khái quát về chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là gì? 

Chi phí SX chung dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường,… phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất;

Kết cấu và nội dung của chi phí SX chung (tài khoản 627)

Bên Nợ:

Các chi phí SX chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

– Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;

– Chi phí SX chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường;

– Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang”, hoặc bên Nợ Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”.

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.

2. Cách hạch toán chi phí sản xuất chung vượt định mức

chi phí sản xuất chung

 Căn cứ vào Đoạn 11 – Chuẩn mực 02: Hàng tồn kho; Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:

(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;

(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;

(c) Chi phí bán hàng;

(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp

  Do vậy doanh nghiệp không được hạch toán vào giá trị hàng tồn kho phần Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;

– Khi phát sinh chi phí sản xuất, ghi:

Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu.

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

Nợ TK 627 – Chi phí SX chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung  cố định).

      Có các TK: 152, 153,…

– Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, định mức tiêu hao vật tư, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SX kinh doanh dở dang

      Có TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu.

      Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

      Có TK 627 – Chi phí SX chung  (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)

Những trường hợp không phân bổ vào giá thành mà kết chuyển chi phí sx thẳng vào giá vốn hàng bán trong kỳ là:

– Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường, thì phần vượt trên mức bình thường được kết chuyển vào giá vốn hàng bán trong kỳ

– Trường hợp tiêu hao vật tư vượt định mức xây dựng, thì phần vượt định mức cũng được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ

Hạch toán phần chi phí vượt định mức và trên mức bình thường như sau:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)

      Có TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu.

      Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

      Có TK 627 – Chi phí SX chung  (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)

      Lưu ý : Cuối kỳ khi xác định thuế TNDN, cần loại các chi phí vượt định mức này trước khi tính thuế

Trên đây là phương pháp hạch toán CP sản xuất chung vượt định mức. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận