Bán hàng vào khu chế xuất không phải làm thủ tục hải quan? Khu chế xuất còn được hiểu là khu công công nghiệp chuyên sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, thực hiện hoạt động xuất khẩu và có ranh giới địa lý xác định, khu chế xuất cũng được thành lập dựa trên điều kiện, thủ tục, trình tự áp dụng đúng với quy định trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, sẽ có một số mặt hàng đặc biệt không cần phải thực hiện những thủ tục kê khai tờ khai hải quan hay doanh nghiệp cũng được lựa chọn thực hiện hay không với các trường hợp này. Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng sẽ giúp các bạn hiểu được những trường hợp bán hàng và khu chế xuất nhưng không cần làm thủ tục hải quan. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới này nhé!
Khu chế xuất là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ – CP ban hành, khu chế xuất chính là khu công nghiệp tập trung sản xuất vào hàng xuấ khẩu, thực hiện những dịch vụ xuất – nhập khẩu, có ranh giới về địa lí đã được xác định, và do chính chủ thành lập hay cho phép thành lập. Trong khu chế xuất sẽ không có dân cư nào sinh sống tại đây
1. Những hoạt động đầu tư tại khu chế xuất
Theo điều 62 Nghị định 31/2021/NĐ- CP đối với các dự án đầu tư ở khu chế xuất, nhà đầu tư được quyền hoạt động:
– Thuê hay mua nhà xưởng, kho bãi đã xây dựng, văn phòng để phục vụ vào hoạt động kinh doanh, sản xuất
– Sử dụng và trải tiền với các công trình có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc, xử lý chất thải và công trình dịch vụ, những tiện ích công cộng khác
– Chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng về quyền sử dụng đất, thuê lại đất đã xây dựng hoàn thiện kết cầu hạ tầng để xây dựng nhà xưởng, công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh, văn phòng đúng với quy định của pháp luật về đất đai vag kinh doanh bất động sản
– Được quyền cho thuê lại nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, công trình khác đã xây dựng để phục vụ cho mục đích kinh doanh, sản xuất đúng theo quy định pháp luật về kinh doanh đất đai, bất động sản
– Những hoạt động khác đúng theo quy định Luật đầu tư 2020, Nghị định 31/2021/NĐ – CP quy định về khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, và pháp luật có liên quan
2. Những ưu đãi cho dành nghiệp đang hoạt động trong khu chế xuất
– Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% cho 4 năm tiếp
– Miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm
– Ưu đãi về giá cả thuê mặt bằng sản xuất
– Được phép nhập khẩu không hạn chế với nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất
– Được ưu tiên làm các thủ tục hải quan khi nhậ nguyên vật liệu hoặc xuất khẩu hàng
– Được sử dụng hệ thống về cơ sở hạ tầng: bưu điện, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải,….
3. Bán hàng vào khu chế xuất có cần phải mở tờ khai hải quan hay không?
3.1 Những loại hàng hóa cần phải khai báo thủ tục hải quan
Theo khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT – BTC quy định về các loại hàng hóa xuất – nhập khẩu tại chỗ cần thực hiện thủ tục tờ khai hải quan:
– Các loại sản phẩm gia công, thiết bị thuê hay mượn, nguyên vật liệu dư thừa, phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công đúng theo quy định khoản 3 Điều 32 Nghị định 187/2013/NĐ – CP
– Hàng hóa mua bán ở doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp ở khu phi thuế quan
– Hàng hóa mua bán ở doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức hay cá nhân nước ngoài, không có sự hiện diện ở Việt Nam, được các thương nhân người nước ngoài chỉ định giao – nhận hàng hóa cùng doanh nghiệp khác tại Việt Nam
Tất nhiên không phải trường hợp nào cũng bắt buộc mở tờ khai hải quan, hãy cùng tham khảo 5 trường hợp không phải mở tờ khai hải quan trong phần viết dưới đây nhé
3.2 Những trường hợp nào không cần mở tài khai hải quan?
Không phải trường hợp nào cũng bắt buộc mở tài khai hải quan khi thực hiện bán hàng vào khu chế xuất. Về mặt nguyên tắc, hàng hóa bán vào trong khu chế xuất cần thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quant hep quy định, ngoại trừ 05 trường hợp sau sẽ được quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện thủ tục hải quan đúng theo khoản 1 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT – BTC quy định:
– Hàng hóa là vật liệu xây dựng, lương thực, thực phảm, văn phòng phẩm, hàng tiêu dùng được mua nội địa để xây dựng cho công trình, phục vụ điều hành văn phòng và sinh hoạt cán bộ, công nhân làm việc trong khu chế xuất
– Hàng hóa mua, bán hay thuê mượn giữa những doanh nghiệp trong khu chế xuất với nhau ( hàng hóa là: vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị hợp đồng gia công giữa những doanh nghiệp khu chế xuất thì không cần thực hiện thủ tục hải quan).
– Hàng hóa được luân chuyển ở nội bộ doanh nghiệp chế xuất, luân chuyển giữa những doanh nghiệp chế xuất ở cùng khu chế xuất
– Hàng hóa của những doanh nghiệp trong khu chế xuất nhưng thuộc cùng 01 tâ[j đoàn/ hệ thống công ty ở Việt Nam và có hạch toán phụ thuộc
– Hàng hóa được đưa vào, đưa ra ở doanh nghiệp chế xuất để thực hiện việc bảo hành, sửa chữa, thực hiện những công đoạn trong sản xuất: kiểm tra, đóng gói, phân loại, đóng gói lại
LƯU Ý: nếu như doanh nghiệp của các bạn lựa chọn không làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp cần phải lập và lưu trữ các chứng từ, sổ chi tiết theo dõi hàng hóa đưa ra vào – ra đúng với quy định của Bộ tài chính ban hành về việc mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, và cần xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa đó
XEM THÊM:
Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất – thương mại & dịch vụ
4. Những thủ tục hải quan khi hàng hóa đưa vào khu chế xuất
Hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa được bán vào khu chế xuất cần thực hiện thủ tục hải quan đối với những hàng hóa xuất – nhập khẩu tại chỗ đúng theo điều 86 Thông tư 38/2015/TT – BTC ban hành:
4.1 Cần chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT – BTC quy định rõ hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để khai báo hải quan khi vào khu chế xuất gồm:
– Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đúng theo những chỉ tiêu thông tin ngay tại phụ lục II ban hành kèm với thông tư 38
– giấy phép xuất khẩu với hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chính nếu như xuất khẩu một lần, hay 01 bản chụp kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi nếu như xuất khẩu nhiều lầ
– Hợp đồng mua bán
– Hóa đơn giá trị gia tăng, với trường hợp hàng hóa mua bán giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuế quan thì người kê khai thủ tục hải quan cần sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng hàng đúng theo quy định Bộ tài chính thay cho hóa đơn thương mại căn cứ theo thông tư 119/2014/TT – BTC ban hành tại Điều 5, khoản 1 sửa đổi và bổ sung ở khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT – BTC
– Phiếu đóng gói hàng hóa
– Tên hàng hóa được viết bằng tiếng việt, mã HS code của hàng hóa phục vụ khai báo hải quan
4.2 Nộp hồ sơ hải quan
Doanh nghiệp nội địa khi bán hàng vào khu chế xuất sẽ được tự do lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ hải quan đúng theo điểm a khoản 1 điều 19 Thông tư 38/2015/TT – BTC ban hành:
– Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp đang có trụ sở hay nơi có cơ sở sản xuất
– Chi cục hải quan nơi đang thực hiện tập kết hàng hóa xuất khẩu
– Chi cục hải quan cửa khẩu xuất hàng
Người kê khai hải quan cần phải khai báo trước những thông tin liên quan đến hàng hóa xuất – nhập khẩu đúng với chỉ tiêu thông tin được quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này và được sửa đổi, bổ sung thêm những thông tin đã kê khai trước trên hệ thống
Thông tin khai trước cũng có giá trị sử dụng, được lưu trữu trên hệ thống tối đa 07 ngày, tính từ ngày đăng ký trước thời điểm có sự thay đổi, sửa chữa cuối
Khi đã chính thức có tờ khai, người thực hiện kê khai hải quan sẽ nhận được kết quả phân luồng cho tờ khai hải quan
– Luồng xanh: được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế về hàng hóa, hàng hóa được phép vào khu chế xuất
– Luồng vàng: kiểm tra chi tiết về hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế cho hàng hóa
– Luồng đỏ: kiểm tra chi tiết về hồ sơ và kiểm tra thực tế với hàng hóa
4.3 Thuế GTGT khi doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất
– Thuế suất thuế GTGT 0% được áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình tại nước ngoài và ngay trong khu phi thuế quan, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ đang thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ những trường hợp không được áp dụng mức thuế 0%( sẽ được hướng dẫn theo văn bản pháp luật riêng)
– Điều kiện áp dụng với mức thuế suất o% dành cho doanh nghiệp chế xuất:
+ Có hợp đồng và có đăng ký đầu tư, cam kết tuân theo đúng quy định của doanh nghiệp chế xuất
– Có chứng từ thanh toán về tiền hàng hóa xuất khẩu từ ngân hàng và những chứng từ khác đúng theo quy định pháp luật
– Có tờ kê khai quan cho mỗi đơn hàng xuất – nhập ra hay vào khu vực doanh nghiệp
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Bài viết của Trung Tâm Đào Tạo Kế Toán Việt Hưng đã giúp các bạn biết được 05 trường hợp bán hàng trong khu chế xuất không cần mở tờ khai hải quan. Việt Hưng vẫn luôn mở các khóa học về thuế với đội ngũ giảng viên lâu năm trong ngành kế toán, chuyên viên về thuế chính vì vậy chúng tôi tin chắc khi các bạn hoàn thành khóa học sẽ tự tin hơn trong việc kê khai thuế.