2 công việc kế toán sản xuất nhôm kính cần làm là gì?

Dù làm ở bất cứ doanh nghiệp nào, lĩnh vực gì, thì kế toán viên cần biết rõ những công việc mình cần làm hàng ngày hoặc theo tháng, quý, năm… Đặc biệt là những công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cho các bạn biết kế toán sản xuất nhôm kính cần làm nhưng gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Các công việc kế toán sản xuất nhôm kính cần làm

Với công ty phát sinh số liệu từ trước lâu năm

1. Với số liệu đầu kỳ
– Nếu kế toán sản xuất nhôm kính sử dụng phần mềm kế toán Misa: Vào tệp -> Thông tin dữ liệu: Kiểm tra dữ liệu đó kế toán nhập từ năm nào – Sau đó tách cơ sở dữ liệu từ 1/1/2022 để từ đó tận dụng số dư năm cũ chuyển sang-> Tuy nhiên cần đối chiếu lại so với BCTC trên hệ thống -> Tôn trọng theo số liệu BCTC đã nộp-> Cập nhật số liệu chi tiết theo báo cáo tài chính.
– Chú ý các chỉ tiêu 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Dở dang cho sản phẩm, đơn hàng nào -> Nhập chi tiết
 
Hướng dẫn kế toán sản xuất nhôm kính tách dữ liệu trên Misa
Hướng dẫn kế toán sản xuất nhôm kính tách dữ liệu trên Misa
Sau đó kế toán sản xuất nhôm kính tách mới dữ liệu này từ 1/1/2022 để lấy số dư theo hướng dẫn như trên.
 
Chọn cập nhật số dư dữ liệu năm trước
 
2. Với số liệu trong kỳ
– Kế toán sản xuất nhôm kính nhập liệu toàn bộ hóa đơn chứng từ quý 1, 2/22 lên phần mềm kế toán 
– Lập lại tờ khai quý 1/2022; quý 2/2022 theo số liệu thực tế: Nếu sai sót thì điều chỉnh lại quý 1/2022: Chênh lệch thuế cho vào chỉ tiêu 37, 38 của quý 2/2022 này luôn
– Với công ty sản xuất nhôm kinh có thể chọn phương pháp giá thành: Đơn hàng, tỷ lệ 
– Vì bên sản xuất nhôm kính các mã nguyên vật liệu và sản phẩm hơi giống nhau nên khi Tạo mã Thành phẩm nên để TP.SP1; TP2.SP2…
– Lập quy trình tính giá thành 
– Đối chiếu các chỉ tiêu về giá thành so sánh dư nợ TK 154 với các báo cáo giá thành liên quan để khớp số liệu
– Cân đối lương 
– Lập tờ khai thuế TNCN

Với công ty sản xuất cơ khí mới thành lập năm tài chính

Kỳ kế toán của doanh nghiệp mới thành lập được quy định theo khoản 2, điều 13 của Luật Kế toán 2015 như sau:
2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
 
Đăng ký kinh doanh DN sản xuất nhôm kính
Đăng ký kinh doanh DN sản xuất nhôm kính
 
Căn cứ đăng ký kinh doanh kế toán sản xuất nhôm kính làm các công việc sau:
– Kiểm tra hệ thống nộp tờ khai thuế đã đủ từ khi thành lập đến khi bạn tiếp nhận chưa
– Hạch toán vốn cam kết góp 
Bước 1: Vào nghiệp vụ khác 
Nợ TK 1388 
      Có TK 4111
Bước 2: Vào thu tiền để thu tiền vốn góp
Nợ TK 111,112
      Có TK 1388 
+ Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT quý: Nếu kế toán sản xuất nhôm kính nhận lại việc cần kiểm tra lại tờ khai Tờ khai thuế các quý đã nộp: Thiếu, đủ, đúng sai: 
+ Tạo cơ sở dữ liệu kế toán từ 1/1/2022 cho dư liệu công ty thành lập năm 2022
+ Hạch toán toàn bộ hóa đơn chứng từ đầu vào của công ty lên phần mềm kế toán
+ Tạo lập tờ khai quý 1, quý 2/2022 này
Nếu quý 1/2022 sai sót kế toán sản xuất nhôm kính điều chỉnh luôn: nếu điều chỉnh tăng số thuế GTGT được khấu trừ thì đưa vào chỉ tiêu 38 của tờ khai quý 2/2022 này: nếu điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ chỉ tiêu 37 của quý 2/2022 này:
– Với công ty sản xuất nhôm kính có thể chọn phương pháp giá thành: Đơn hàng, tỷ lệ 
– Vì bên sản xuất nhôm kính các mã NVL và Sản phẩm hơi giống nhau nên khi Tạo mã Thành phẩm nên để TP.SP1; TP2.SP2…
– Lập quy trình tính giá thành
– Đối chiếu các chỉ tiêu về giá thành so sánh dư nợ TK 154 với các báo cáo giá thành liên quan để khớp số liệu
– Cân đối lương: Lương chia ra làm 2 bộ phận: Lương cho quản lý riêng: TK 642 và lương cho Sản xuất: TK 154 (TT 133) Hoặc 622 (Theo TT 200) 
– Lập tờ khai thuế TNCN kèm GTGT hàng quý

Hướng dẫn tính giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành

Ví dụ: Tại doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tài liệu sau: (đơn vị: đồng)
– Vật liệu tồn đầu kỳ: 80.000.000.
– Vật liệu nhập kho trường kỳ: 620.000.000
– Vật liệu tồn kho cuối kỳ: 50.000.000
– Chi phí sản xuất chung: 42.000.000
– Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm A: 15.000.000
– Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm B: 35.000.000
Yêu cầu: Tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm A và B.
Biết rằng
– Cuối kỳ sản xuất hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm A, 500 sản phẩm B.
– Cuối kỳ sản xuất chung được phân bổ cho hai sản phẩm theo chi phí nhân công trực tiếp.
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phân bổ cho hai sản phẩm theo định mức, biết định mức vật liệu để sản xuất sản phẩm A là 20.000 đ/sp, sản phẩm B là 25.000 đ/sp; vật liệu xuất dùng chỉ để sản xuất sản phẩm.
– Cả hai sản phẩm đều không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Lời giải:
1. Kế toán sản xuất nhôm tập hợp và phân bổ chi phí:
– Giá trị vật liệu xuất dùng = 80.000.000 + 620.000.000 – 50.000.000 = 650.000.000
– Chi phí vật liệu cho sản phẩm A:
Chi phí vật liệu cho sản phẩm = 650.000.000/(1.000*20.000+500*25.000)*1.000*20.000 = 400.000.000
– Chi phí vật liệu sản phẩm B:
Chi phí vật liệu cho sản phẩm B = 650.000.000/(1.000*20.000+500*25.000)*500*25.000 = 250.000.000
– Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm A: 15.000.000.
– Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm B: 35.000.000.
– Phân bố chi phí sản xuất chung cho sản phẩm A:
Chi phí SXC cho sản phẩm A = 42.000.000/(15.000.000+35.000.000)*15.000.000 = 12.600.000
– Phân bố chi phí sản xuất chung cho sản phẩm B:
Chi phí SXC cho sản phẩm A = 42.000.000/(15.000.000+35.000.000)*35.000.000 = 29.400.000
2. Kế toán sản xuất nhôm tổng hợp chi phí, tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm A và B:
– Tổng giá thành sản phẩm A = 400.000.000+15.000.000+12.600.000 = 427.600.000
Giá thành đơn vị sản phẩm A = 427.600.000/1.000 = 427.000đ/sản phẩm
– Tổng giá thành sản phẩm B = 250.000.000+35.000.000+29.400.000 = 314.400.000
Giá thành đơn vị sản phẩm B = 314.400.000/500 = 628.800đ/sản phẩm

Hỏi đáp về thuế VAT công ty sản xuất nhôm kính

Công ty có các ngành nghề THEO ĐKKD: 
+ Mã ngành 2511 – Sản xuất các cấu kiện kim loại (Chi tiết: Sản xuất khung hoặc sườn kim loại cho xây dựng; Sản xuất khung kim loại công nghiệp; Sản xuất nhà đúc sẵn bằng kim loại; Sản xuất cửa kim loại, cửa sổ và khung của chúng, cửa chớp, cổng ; Vách ngăn phòng bằng kim loại; Sản xuất cửa, vách nhôm kính, cửa sắt các loại), với mã ngành này theo NĐ 15/2022 ko dc giảm thuế vẫn áp dụng thuế VAT 10%. 
+ Mã ngành: 4330 – hoàn thiện công trình, với mã ngành này không thuộc các trường hợp tại PL1,2,3 NĐ 15/2022 dc giảm thuế áp dụng thuế VAT 8%. 
– Hiện tại các HĐ thi công của Cty là cung cấp lắp đặt cửa nhôm, nhựa kính cho công trình xây dựng (Hoàn thiện công trình) (Gồm sx + cung cấp + lắp đặt hoàn thiện). Vậy doanh nghiệp áp dụng mức thuế 8% hay 10% nghiệm thu quyết toán công trình.
Trả lời: kế toán sản xuất nhôm kính căn cứ các quy văn bản sau:
Căn cứ Điều 11 Thông tư 219/2013 của BTC Hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT
Căn cứ Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về tài khoá, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Căn cứ Phụ lục I – Danh mục hàng hoá, dịch vụ không được giảm thuế GTGT ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
==> Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp DN có các hợp đồng thi công hoàn thiện công trình gồm cung cấp lắp đặt cửa nhôm, kính cho công trình xây dựng (theo quy trình: sản xuất + cung cấp + lắp đặt hoàn thiện) thì thực hiện xuất hoá đơn và kê khai nộp thuế GTGt như sau:
1. Trường hợp DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh như: sản xuất, cung cấp cửa nhôm thuộc Danh mục, hàng hoá, dịch vụ không được giảm thuế GTGT ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP nên không thuộc trường hợp được giảm thuế, kế toán sản xuất nhôm kính thực hiện viết hoá đơn và kê khai thuế GTGT là 10%.
2. Đối với các khoản doanh thu như: cửa nhựa, kính, chi phí nhân công lắp đặt cho công trình nếu thuộc nhóm chịu thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc danh mục hàng hoá dịch vụ không được giảm thuế GTGT thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% từ 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Trường hợp DN thực hiện hoàn thiện công trình gồm lắp đặt cửa nhôm, nhựa kính cho công trình xây dựng kế toán sản xuất nhôm kính phải lập hoá đơn riêng cho hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hoá đơn riêng cho hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT.
Hi vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các công việc mà 1 kế toán sản xuất nhôm kính cần phải làm. Và để không bị bỡ ngỡ khi trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất gia công cơ khí, tham gia ngay khoá học kế toán của chúng tôi ngay từ hôm nay. Bạn chỉ cần bấm đăng ký học hoặc để lại số điện thoại tại fanpage, việc giúp bạn trở nên thành thạo hơn hãy để Kế Toán Việt Hưng giúp bạn.
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...