Quy trình kế toán doanh nghiệp sản xuất cần nắm rõ

Mỗi loại hình kinh doanh: thương mại, dịch vụ, sản xuất hay xây dựng lại có một đặc thù kinh doanh riêng, từ đó quy trình kế toán cũng khác nhau. Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình kế toán doanh nghiệp sản xuất.

kế toán doanh nghiệp sản xuất
Quy trình kế toán doanh nghiệp sản xuất cần nắm rõ

1. Khái niệm

*) Khái niệm: Quá trình sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm

*) Kế toán quá trình sản xuất: là việc tập hợp các chi phí phát sinh để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành

2. Quy trình kế toán doanh nghiệp sản xuất

2.1. Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh trong doanh nghiệp sản xuất

*) Công việc hàng ngày

– Khi nhận được hóa đơn, chứng từ của các bộ phận chuyển sang, kế toán phải kiểm tra tính pháp lý của bộ chứng từ, hóa đơn theo 3 nguyên tắc: hợp pháp, hợp lý và hợp lệ

– Xây dựng định mức nguyên vật liệu sản xuất, từ đó có kế hoạch nhập nguyên vật liệu cho phù hợp

– Thanh toán các khoản chi phí phát sinh khi mua hàng: nguyên vật liệu, tài sản cố định,…bằng tiền mặt và chuyển khoản

– Kiểm tra và đối chiếu với kho tàng thường xuyên để nắm được tình hình thực tế nhập xuất nguyên vật liệu, thành phẩm

– Nhập chứng từ vào sổ sách kế toán theo dõi hàng ngày

*) Công việc hàng tháng

– Kê khai các loại thuế phát sinh trong doanh nghiệp

+ Tập hợp hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra để kê khai thuế GTGT

  • Nếu số thuế GTGT còn được khấu trừ → Kết chuyển khấu trừ sang kỳ sau
  • Nếu số thuế GTGT phát sinh số thuế phải nộp tại chỉ tiêu [40] →Nộp thuế vào NSNN thông qua nộp thuế điện tử

+ Thuế Thu nhập cá nhân

  • Nếu có phát sinh số thuế thu nhập cá nhân thì lập tờ khai và nộp thuế thu nhập cá nhân

Lưu ý: Thuế TNCN là khoản tiền mà người lao động  phải chịu, doanh nghiệp chỉ là khấu trừ của người lao động và nộp thay cho cá nhân

  • Nếu số thuế TNCN từ tiền công, tiền lương, tiền hoa hồng,…thì kê khai mẫu 05
  • Nếu số thuế TNCN từ đầu tư vốn thì kê khai mẫu 06

+ Thuế TNDN tạm tính quý

Theo quy định hiện nay thì không phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN, doanh nghiệp tự tính và nộp tiền thuế. Nên kế toán có thể bỏ qua phần thuế này

Nhưng lưu ý: Đến ngày 30/1/N+1phải xác định và nộp số thuế TNDN tạm nộp của năm >= 80% số thuế TNDN nộp cả năm. Nếu không sau khi quyết toán thuế sẽ bị tính phạt chậm nộp thuế

2.2. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh

Đây là công việc quan trọng nhất của kế toán sản xuất. Vì nó cho biết việc tạo ra một sản phẩm mất bao nhiêu chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. Từ đó kế toán xác định được lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 *) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất

Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu

Có TK 1521, 1522, 1523, 1524: Nguyên vật liệu trong kho giảm đi

*) Căn cứ vào Bảng lương hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương

– Tính lương phải trả cán bộ công nhân viên

Nợ TK 622, 627, 642: Chi phí tiền lương từng bộ phận

Có TK 334: Tăng khoản phải tra công nhân viên

– Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN)

Nợ TK 622, 627, 642: Chi phí tiền bảo hiểm (tỷ lệ trích 21.5%)

Nợ TK 334: Giảm khoản phải trả công nhân viên (10.5%)

Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác (32%)

– Khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân (nếu có)

Nợ TK 334: Giảm khoản phải trả công nhân viên

Có TK 333.5: Tăng tiền thuế TNCN phải nộp

Nhưng thường thì các doanh nghiệp sẽ để đến cuối năm rồi quyết toán và khấu trừ.

– Thanh toán lương cho CBCNV

Nợ TK 334: Giảm khoản phải trả công nhân viên

Có TK 111, 112: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

*) Căn cứ vào Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ hàng tháng

Nợ TK 627, 642: Chi phí công cụ, dụng cụ hàng tháng, hàng quý xuất dùng cho các bộ phận

Có TK 242: Giảm chi phí trả trước

*) Căn cứ vào Bảng khấu hao TSCĐ hàng tháng

Nợ TK 627, 642: Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho các bộ phận

Có TK 214: Hao mòn tài sản cố định tăng lên

*) Căn cứ vào các chứng từ dịch vụ mua ngoài

Nợ TK 642: Chi phí quản lý chung

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331: Tổng tiền thanh toán

*) Tập hợp chi phí và kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

*) Nhập kho thành phẩm hoàn thành trong kỳ

Có rất nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm, nhưng phương pháp giản đơn là đơn giản và dễ theo dõi cho kế toán

Giá thành sản phẩm nhập kho=Giá trị SPDDĐK+Chi phí phát sinh trong kỳGiá trị SPDDCK

Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm nhập kho : Số lượng SP nhập kho

Nợ TK 155: Thành phẩm nhập kho

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

*) Các bút toán kết chuyển

– Bút toán kết chuyển doanh thu

Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Nợ TK 711: Thu nhập khác

Có TK 911:

– Bút toán kết chuyển chi phí

Nợ TK 911

Có TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 641: Chi phí bán hàng

Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 811: Chi phí thuế TNDN (nếu có)

– Xác định kết quả kinh doanh

+ Nếu lãi

Nợ TK 911

Có TK 421

+ Nếu lỗ

Nợ TK 421

Có TK 911

*) Sơ đồ hạch toán quy trình kế toán doanh nghiệp sản xuất

kế toán doanh nghiệp sản xuất

Tình hình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm có tính chất quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi kế toán phải áp dụng nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tế, linh hoạt trong hoạt động kế toán để có thể làm tốt công việc của kế toán sản xuất

Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với Kế toán Việt Hưng để được tư vấn trực tiếp nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...