5 lỗi tính giá thành sản xuất trên Misa

5 lỗi tính giá thành sản xuất trên Misa – Việc này nghe chừng rất phổ thông, nhưng yêu cầu cơ bản là giá thành phải được tính toán hợp lý, chính xác thì không dễ thực hiện. Để việc tính toán giá bán được hợp lý, chính xác giúp cho việc ra quyết định kinh doanh đúng, thì kế toán phải biết cách kiểm soát các lỗi thường gặp khi tính giá thành.

Vì vậy, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định để tránh gặp những sai sót và biết cách tìm và sửa lỗi sai nhanh nhất. Kế Toán Việt Hưng hôm nay sẽ hé lộ cho các bạn biết về các lỗi thường gặp trong khi tính giá thành sản xuất trên phần mềm kế toán.

5 lỗi tính giá thành sản xuất trên Misa

Lỗi số 1: Chọn loại sản phẩm tính giá thành bị sai dẫn đên không cập nhật đúng giá nhập kho thành phẩm hoặc giá trị nhập kho = 0 khi tính giá thành trên phần mềm kế toán.

Nguyên nhân: Mặc dù đã vào đầy đủ khoản mục chi phí và đối tượng chi phí nhưng khi tạo đối tượng tập hợp chi phí ở Danh mục bị vào sai loại đối tượng chi phí.

Ví dụ: khi tính giá thành theo phương giản đơn thì loại đối tượng tập hợp chi phí phải chọn là sản phẩm nhưng lại chọn nhầm sang loại là phân xưởng dành cho phương pháp tính theo hệ số/tỷ lệ. Dẫn đến khi tính giá thành không cập nhật được giá nhập kho dẫn đến dư tài khoản 154.

Phương án xử lý: Với lỗi tính giá thành sản xuất trên Misa này, cách tìm cực đơn giản. Chỉ cần vào Danh mục -> chọn đối tượng tập hợp chi phí và xem ở cột Loại nếu sản phẩm nào bị sai thì chọn về đúng loại là xong.

Xử lý lỗi tính giá thành sản xuất trên Misa
Xử lý lỗi tính giá thành sản xuất trên Misa

Lỗi số 2: Tổng giá trị dở dang cuối kỳ trong kỳ tính giá thành nhỏ hơn số dư cuối kỳ trên sổ Cái TK 154

Nguyên nhân:

+ DN hạch toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC, khi hạch toán vào TK 154, là chi phí chung nhưng chưa phân bổ hết trong kỳ, vì vậy chi phí này có trên sổ Cái TK 154 nhưng không được tập hợp vào chi phí trong kỳ tính giá thành, nên sẽ không có trong chi phí dở dang cuối kỳ ở kỳ tính giá thành.

+ Khi hạch toán chi phí sản xuất chung, chỉ chọn khoản mục không chọn đối tượng chi phí. Nên trên TK 154 có chi phí này còn khi tính giá thành lại không được tập hợp.

+ Các chứng từ chi phí chung nhưng chưa phân bổ hết hoặc không phân bổ cho kỳ tính giá thành nào, hoặc số tiền bằng 0 nên chưa được tính vào giá thành.

Phương án xử lý:

+ Phân bổ hết chi phí chung trong kỳ, nếu chưa tính hết giá thành trong kỳ này thì sẽ đưa vào dở dang cuối kỳ.

Lỗi số 3: Khi tính giá thành không có hoặc thiếu giá trị của TK 154 mặc dù trong kỳ đã hạch toán chi phí vào TK 154.

Vì khi tính giá thành có tính chi tiết theo từng khoản mục chi phí. Các bút toán hạch toán không được chọn khoản mục chi phí, vì vậy không tập hợp được chi phí để tính giá thành.

+ Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khi xuất vật tư để sản xuất sản phẩm ngoài việc phải chọn khoản mục chi phí đồng thời chọn đối tượng tập hợp chi phí, Nếu không có đối tượng chi phí thì sẽ không tính giá thành cho sản phẩm.

+ Tập hợp chi phí nhân công: Nếu có đích danh cho đối tượng chi phí thì chọn đối tượng chi phí còn nếu không đích danh được mà phải phần bổ theo tiêu thức NVLTT thì không phải chọn đối tượng chi phí.

+ Tập hợp chi phí chung: Chỉ chọn khoản mục không chọn đối tượng chi phí.

Phương án xử lý tính giá thành sản xuất trên Misa: Tìm và sửa lại các chứng từ phát sinh mà chưa chọn đối tượng tập hợp chi phí, chọn khoản mục chi phí và thực hiện tính lại giá thành.

– Khoản mục chi phí: Bắt buộc phải vào đầy đủ (NVL, NCTT, CPSXC) tương ứng với từng loại chi phí.

– Đối tượng tập hợp chi phí: Chi phí nào tập hợp đích danh được cho SP phải chọn đối tượng tập hợp chi phí như NVL trực tiếp, hoặc có thể chi phí nhân công.

Ví dụ: cách tìm nhanh TK 154 chưa được tập hợp đối tượng chi phí trên phần mềm Misa

Bước 1: Vào mục “Tìm chứng từ” ở trên cùng. Sau đó chọn điều kiện tìm kiếm “Nợ TK 154 và Có TK 152” như hình dưới

Khắc phục lỗi tính giá thành sản xuất trên misa

Bước 2: Sau khi ấn vào ô tìm kiếm, màn hình sẽ xuất hiện các bút toán tập hợp chi phí của nguyên vật liệu trực tiếp. sau đó chuyển đến cột Khoản mục chi phí và cột đối tượng tập hợp chi phí nếu thiếu chưa vào thì sửa lại điền vào rồi tính lại giá thành là xong.

Sửa lại các mục bị sai sau đó tiến hành tính giá thành

Lỗi số 4: Trong kỳ có nhập kho thành phẩm nhưng nhập nhầm sang loại phiếu nhập kho khác dẫn đến không tính được giá thành do không có nhập kho thành phẩm trong kỳ

Lỗi do nhập nhầm sang phiếu nhập kho khác

Trường hợp này, kế toán phân hệ kho => báo cáo liệt kê nhập xuất kho => chọn điều kiện lọc loại phiếu nhập kho => Tìm kiếm phiếu nhập kho khác ở loại chứng từ, sửa lại thành loại chứng từ Nhập kho thành phẩm sản xuất.

Xử lý lỗi nhập nhầm phiếu nhập kho

Lỗi số 5: Trong trường hợp không có dở dang cuối kỳ, nhưng vẫn còn số dư trên tài khoản 154 thì lúc này giá thành đang bị tính sai.

Lỗi tính giá thành sản xuất trên Misa này rất nhiều kế toán doanh nghiệp mắc phải và phổ biến khi tính giá thành.

Nếu dư nợ TK 154 là số tiền âm thì xem lại phần nhập kho thành phẩm ở phần thống kê có điền khoản mục chi phí không nếu có đây chính là nguyên nhân làm TK 154 có dư nợ và bị âm và chỉ việc vào bỏ khoản mục đi là hết số dư.

Nếu dư nợ TK 154 là số tiền dương thì có một số thành phẩm nào đấy không tính được giá thành không cập nhật vào giá cho thành phẩm nhập kho.

Trên đây là 5 lỗi tính giá thành sản xuất trên Misa mà Kế Toán Việt Hưng muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho nhân viên kế toán trong việc tính giá thành đúng để biết chính xác lợi nhuận kinh doanh của mình. Truy cập fanpage để xem nhiều hơn các thông tin nghiệp vụ kế toán nhé! Chúc các bạn thành công!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Thị Thành
Nguyễn Thị Thành
Bình chọn :
     

Cty mình mua vải về và cắt nhỏ ra để bán lại, nội dung hóa đơn đầu vào ghi là “Vải dệt thoi vertical stripe, 55% cotton, 45 % polyester, đã tẩy trắng, chưa in – nhuộm, chỉ số sợi:40*40, mật độ sợi:145*105 250T,lạc họa tiết vải 3CM, định lượng:145 G/M2, khổ:240CM, Mới 100%”. Vậy mình có thể xuất hóa đơn đầu ra là ” Vải cotton trắng 40x40cm” được không mọi người ơi!. 
Vui lòng phản hồi sớm giúp mình với ạ. Trân trọng cảm ơn

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Nếu chỉ cắt ra để bán thì lấy tên giống tên đầu vào bạn ạ. Sản phẩm mình bán ra dựa trên sản phẩm đầu vào và đều có định mức. Chứ đầu vào và đầu ra khác nhau là thuế nhìn ra liền, k giải trình được là loại mất chi phí đó nhé

Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...