Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà một trong những bút toán quan trọng mà kế toán cần phải thực hiện. Vậy hạch toán chi phí này như thế nào cho đúng? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan căn cứ vào chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở từng phân xưởng (đội, trại, địa điểm) sản xuất.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
– Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm, là cơ sở vật chất cấu thành thực thể sản phẩm
– Vật liệu phụ, và các vật liệu khác trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Trường hợp những chi phí này có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng hạch toán thì tổng hợp trực tiếp chi phí sản xuất từ chứng từ gốc và đối tượng có liên quan. Còn nếu chi phí này liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán không tập hợp trực tiếp được thì có thể dùng phương pháp phân bổ gián tiếp bằng các tiêu thức như:
– Phân bổ theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu
– Phân bổ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành
– Phân bổ theo hệ số.
2. Kết cấu và nội dung
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có:
– Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
– Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán.
– Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
3. Phương pháp hạch toán
(1)- Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất trong kỳ:
Nợ TK 621- Chi phí NVL trực tiếp( QĐ 15)
Hoặc Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang( QĐ 48- Chi tiết khoản mục CP NVL trực tiếp)
Có TK 152: Nguyên vật liệu
(2)- Nếu mua NVL về đưa ngay vào sản xuất
Nợ TK 621- Chi phí NVL trực tiếp
Hoặc Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 133(Nếu có)
Có TK 111, 331…
(3)- Khi nguyên vật liệu xuất ra không sử dụng hết cho sản xuất
– Nếu tiến hành nhập lại kho:
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Hoặc Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang
– Nếu để lại phân xưởng kỳ sau tiếp tục sử dụng thì kế toán dùng bút toán ghi âm:
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp(Ghi âm)
Hoặc Nợ TK 154: Chi phí SXKDDD(Ghi âm)
Có TK 152: Nguyên vật liệu(Ghi âm)
– Đầu kỳ sau ghi lại bút toán như bình thường để tập hợp vào chi phí
Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Hoặc Nợ TK 154: Chi phí SXKDDD
Có TK 152: Nguyên vật liệu
(4)- Bút toán cuối kỳ
– Xác định những chi phí vượt định mức không được tính vào giá thành
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Hoặc Có TK 154: Chi phí SXKD dở dang
– Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành
Theo QĐ 15
+ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doang dở dang
Có TK 621: Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
+ Kết chuyển chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán( Xuất bán thẳng)
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Theo QĐ 48
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán( Xuất bán thẳng)
Nợ TK 155: Nhập kho thành phẩm
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trên đây là bài chia sẻ của kế toán Việt Hưng về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và cách hạch toán chi phí này. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!