Hạch toán sai khi lập chứng từ nhập kho thành phẩm | Trong công tác thực hiện các nghiệp vụ kế toán, không thể tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn. Dưới đây là một số trường hợp hay bị phát hiện sai sót khi lập chứng từ nhập kho thành phẩm và cách xử lý những sai sót đó. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Một số trường hợp hay xảy ra sai sót trong lập chứng từ nhập kho thành phẩm
Trên báo cáo kiểm tra và đối chiếu chứng từ, sổ sách những trường hợp sai sót trong lập chứng từ nhập kho thành phẩm bao gồm:
- Các loại chứng từ nhập kho loại thành phẩm sản xuất thế nhưng kế toán lại hạch toán khác Nợ TK 15x/ Có TK 154.
- Trường hợp chứng từ nhập kho loại thành phẩm sản xuất nhưng lại sai đối tượng tập hợp chi phí.
- Đối với các loại chứng từ nhập kho thành phẩm sản xuất, có thể kế toán đã chọn đúng đối tượng tập hợp chi phí nhưng đối tượng đó không được đưa vào tính giá thành trong kỳ kiểm tra.
- Trường hợp chứng từ nhập kho loại thành phẩm sản xuất mà có chọn Khoản mục chi phí sản xuất. Cụ thể như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
2. Cách xử lý khi lập chứng từ nhập kho thành phẩm bị sai
Trên báo cáo kiểm tra chứng từ và sổ sách, kế toán viên cần kiểm tra nguyên nhân sai sót tại cột Ghi chú để tìm biệt pháp khắc phục cho phù hợp. Dưới đây là một số cách chỉnh sửa sai sót chi tiết và cụ thể.
(1) Chứng từ nhập kho thành phẩm sản xuất nhưng hạch toán khác Nợ Tk 15x/ Có Tk 154
Đối với trường hợp sai sót này, kế toán viên cần xử lý theo các bước sau đây:
BƯỚC 1: Đầu tiên cần nhấn vào sổ chứng từ để mở chứng từ sai sót lên kiểm tra
BƯỚC 2: Trong trường hợp nhập kho thành phẩm sản xuất nhưng sai sót do hạch toán nhầm tài khoản thì nhấn “Bỏ ghi” rồi tiếp theo nhấn “Sửa” để định khoản lại cho đúng là Nợ Tk15x/ Có Tk 154
BƯỚC 3: Sau khi sửa xong định khoản cho đúng nhấn “Cất”
BƯỚC 4: Vào phần cột giá thành, thực hiện tính lại giá thành cho sản phẩm để hoàn thành.
(2) Chứng từ nhập kho thành phẩm sản xuất nhưng chọn sai đối tượng tập hợp chi phí của thành phẩm nhập kho
Trong trường hợp sai sót cho chọn sai đối tượng tập hợp chi phí của thành phẩm nhập kho, kế toán viên cần thực hiện sửa sai như sau:
BƯỚC 1: Kiểm tra thông tin thành phẩm bị chọn sai đối tượng tập hợp chi phí tại cột ghi chú trên báo cáo, sau đó đối chiếu chứng từ, sổ sách.
BƯỚC 2: Nhấn vào sổ chứng từ để nhấn phiếu nhập kho lên
BƯỚC 3: Nhấn “Bỏ ghi” rồi tiếp đó nhấn “Sửa” để chọn lại đối tượng tập hợp chi phí chính xác cho thành phẩm đó ( Đối tượng tập hợp chi phí đúng là đối tượng được khai báo gắn liền với thành phẩm đó)
BƯỚC 4: Sau khi chỉnh sửa xong đối tượng tập hợp chi phí nhấn “Cất”
BƯỚC 5: Vào phân hệ giá thành rồi thực hiện tính lại giá thành cho thành phẩm
(3) Sai sót về việc không được đối tượng tập hợp chi phí của chứng từ nhập kho thành phẩm sản xuất vào tính giá thành trong kỳ kiểm tra
Đối với trường hợp sai sót này kế toán cần thực hiện chỉnh sửa theo các bước sau:
BƯỚC 1: Xem thông tin đối tượng tập hợp chi phí chưa được đưa vào tính giá thành là gì. Kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách tại cột ghi chú
BƯỚC 2: Vào phân hệ giá thành, thực hiện thêm đối tượng tập hợp chi phí vào kỳ tính giá thành tương ứng.
BƯỚC 3: Tiến hành tính toán lại giá thành cho thành phẩm.
(4) Kế toán chọn khoản mục chi phí sản xuất cho chứng từ nhập kho loại thành phẩm sản xuất
Trường hợp sai sót này xảy ra sẽ được sửa đổi theo cách như sau:
BƯỚC 1: Nhấn vào sổ chứng từ để mở phiếu nhập kho lên kiểm tra.
BƯỚC 2: Sửa phiếu nhập kho. Sau đó vào tab “Thống kê” chọn “Cột khoản mục chi phí” và xóa các khoản mục chi phí (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công thực tiếp và chi phí sản xuất chung) đã chọn.
BƯỚC 3: Tính lại giá thành thành phẩm và nhập lại dữ liệu.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là những trường hợp sai sót thường xảy ra trong khi lập chứng từ nhập kho thành phẩm và cách xử lý những sai sót đó. Hy vọng qua bài viết này các doanh nghiệp cũng như kế toán viên sẽ nắm rõ những trường hợp sai sót hay xảy ra để phòng tránh. Nếu không may xảy ra sai sót, kế toán viên sẽ biết cách xử lý phù hợp.