Sản xuất kinh doanh cho thuê giàn giáo | Giàn giáo là thiết bị chuyên dụng trong hầu hết các công trình xây dựng, nó có kết cấu bền vững gồm có 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác gắn kết với nhau bằng vít . Ngoài ra dàn giáo là một hệ chống đỡ bằng khung cứng, có nhiệm vụ bảo đảm cho ván khuôn ở một độ cao nhất định, chống và nhận tất cả những tải trọng tác động lên nó, truyền qua các cây chống xuống nền đất hoặc vào các bộ phận công trình hiện có.
Và một công trình xây dựng lớn đòi hỏi các công nhân phải làm việc trên cao thì cần phải tìm hiểu về quy chuẩn kỹ thuật giàn giáo và thang để đảm bảo an toàn cho các công nhân đang làm việc trong dự án – hãy cùng Trung tâm Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu bài viết ngay dưới đây.
1. Tiêu chuẩn chiều cao giàn giáo theo quy định hiện hành
Theo quy định hiện hành của Tiêu chuẩn số 1776 / BXD-VP về giàn giáo cho dịch vụ xây dựng (trang 564)
– Chiều cao của giàn giáo nói chung là chiều cao của nền móng và sàn của kết cấu ở độ cao cao nhất, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
– Giàn giáo bên ngoài được tính theo diện tích hình chiếu vuông góc với mặt ngoài của kết cấu (hình chiếu đứng).
– Chỉ có thể sử dụng giàn giáo bên trong khi thực hiện công việc có chiều cao> 3,6 m và được tính theo khu vực chiếu. Chiều cao của giàn giáo là từ diện tích sàn của ngôi nhà đến chiều cao 3,6 m như lớp tiêu chuẩn ban đầu. Sau đó, với mỗi lần tăng chiều cao 1,2 m, hãy thêm một lớp bổ sung để xây dựng (mức tăng dưới 0,6 m không được tính đến).
– Bề mặt của giàn giáo đã hoàn thành, cột độc lập với chiều dài chu vi của mặt cắt ngang của cột, cột cộng với 3,6 m nhân với chiều cao của cột
– Thời gian sử dụng của giàn giáo trong tiêu chuẩn trung bình là ≤ 1 tháng; đối với mỗi lần gia hạn thời gian sử dụng thêm một tháng, phải tính thời gian tiêu thụ vật liệu bổ sung.
– Tiêu chuẩn chất thải để bảo vệ an toàn (như lưới an toàn, v.v.) và che chắn cho sức khỏe môi trường trong quá trình xây dựng (nếu có) được tính riêng.
2. Quy định về thiết kế, chế tạo, lắp dựng giàn giáo và thang?
Căn cứ tiểu mục 2.2.3 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về thiết kế, chế tạo, lắp dựng giàn giáo và thang như sau:
– Giàn giáo phải được thiết kế để chịu tải trọng và tác động sau:
– Giàn giáo phải được giằng, liên kết, neo giữ đầy đủ, chắc chắn.
– Nếu giàn giáo không được thiết kế để đứng độc lập thì nó phải được liên kết chắc chắn theo phương dọc và ngang với công trình đang thi công (hoặc công trình hiện hữu) theo đúng thiết kế lắp dựng.
– Phần giàn giáo phía trên điểm neo cao nhất của chúng vào công trình phải được tính toán, thiết kế và kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình lắp dựng và sử dụng để đảm bảo ổn định, hạn chế rung lắc và KNCL của giàn giáo.
– Các thanh đỡ sàn công tác và đòn ngang phải được cố định và duy trì đúng vị trí, được liên kết chắc chắn vào các thanh ngang, thanh đứng hoặc thanh chính để đảm bảo sự ổn định của giàn giáo trong suốt quá trình sử dụng.
– Giàn giáo và các bộ phận sử dụng để đỡ sàn công tác phải được lắp dựng trên hệ chân và nền đỡ vững chắc, được giằng, chống chắc chắn để đảm bảo ổn định, không bị dịch chuyển ngang hoặc bị trượt.
– Không sử dụng tường hoặc khối xây yếu, ống thoát nước, ống khói hoặc bất kỳ kết cấu hoặc bộ phận kết cấu không phù hợp cho mục đích liên kết hoặc đỡ bất kỳ bộ phận nào của giàn giáo, hệ giàn giáo.
Chú thích: Trước khi lắp dựng, người sử dụng lao động phải khảo sát, kiểm tra (kết quả phải ghi thành biên bản) để đảm bảo các bộ phận, kết cấu của công trình (kể cả kết cấu đỡ tạm thời) đảm bảo KNCL và phù hợp để đỡ hoặc liên kết với giàn giáo. Người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC) có trách nhiệm kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.
– Để ngăn ngừa nguy hiểm do các vật rơi, sàn công tác, lối đi lại và thang của giàn giáo phải được che chắn bằng các màn che hoặc tấm che đảm bảo độ bền và kích thước phù hợp.
– Đinh sử dụng để liên kết phải được đóng hết chiều dài, không được để chừa một đoạn rồi uốn hoặc đập gập vào (để đinh không bị tuột ra).
– Không được quăng, ném, thả các vật hoặc bộ phận của giàn giáo từ giàn giáo hoặc từ trên cao xuống dưới. Từ trên giàn giáo, chỉ được phép hạ từ từ các vật hoặc bộ phận của giàn giáo xuống khu vực đã được cho phép và phải được giám sát bởi người có thẩm quyền đứng ở vị trí có cùng cao độ với khu vực được phép thả các vật xuống.
Chú thích 1: Khu vực cho phép này được xác định và kiểm soát an toàn theo vùng nguy hiểm quy định tại 2.1.1.2 và 2.1.4.
Chú thích 2: Người có thẩm quyền là người quản lý thi công hoặc người quản lý ATVSLĐ của nhà thầu và được đào tạo về công việc ĐBAT lao động.
– Không được lắp dựng giàn giáo kim loại trong phạm vi nhỏ hơn hoặc bằng 5,0 m tính từ mặt ngoài hoặc điểm gần nhất từ giàn giáo đến đường dây, thiết bị truyền tải điện trên cao và theo các quy định về an toàn điện (theo cấp điện áp) nêu tại QCVN 01:2020/BCT; ngoại trừ các trường hợp sau đây:
3. Hạch toán tự gia công sản xuất kinh doanh cho thuê giàn giáo
TRƯỜNG HỢP 1: Nếu giàn giáo, cốp pha…công ty A của đi thuê công ty B khác gia công hoặc công ty A tự sản xuất thì cần phải xây dựng dự toán hoặc định mức để lưu tại công ty với mục đích phục vụ khi thuế kiểm tra.
BƯỚC 1: Khi mua NVL về thì định khoản:
Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán
BƯỚC 2: Khi xuất nguyên vật liệu mang đi gia công:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
BƯỚC 3: Khi hàng gia công xong đến khi nhận hóa đơn chi phí gia công:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán
BƯỚC 4: Nếu có hao hụt trong quá trình gia công thì hạch toán vào chi phí khác:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
BƯỚC 5: Nếu công ty nhập kho thì hạch toán:
Nợ TK 155: Thành phẩm
Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
TRƯỜNG HỢP 2: Nếu giàn giáo, cốp pha…công ty tự đi mua về thì khi đó được xem là Tài sản cố định “trị giá trên 30 triệu” hay Công cụ dụng cụ “trị giá dưới 30 triệu” rồi hạch toán:
Nợ TK 153,211: Công cụ, dụng cụ, Tài sản cố định
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán
4. Hạch toán hoạt động sử dụng kinh doanh cho thuê giàn giáo
TRƯỜNG HỢP 1: Nếu giàn giáo, cốp pha… công ty gia công hoặc mua về để sử dụng cho công trình.
BƯỚC 1: Khi xuất kho giàn giáo, cốp pha sử dụng cho công trình:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ
BƯỚC 2: Phân bổ chi phí hàng tháng của bộ giàn giáo, cốp pha
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung ” Theo Thông tư 200 “
Nợ TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang ” Theo Thông tư 133 “
Có TK 242: Chi phí trả trước
BƯỚC 3: Nếu đang làm theo Thông tư 200 thì chuyển sang TK 154 để theo dõi:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
TRƯỜNG HỢP 2: Nếu công ty cho thuê giàn giáo, cốp pha…
BƯỚC 1: Khi xuất kho công cụ, dụng cụ cho thuê, ghi: dàn giáo
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 153: Công cụ, dụng cụ
BƯỚC 2: Phân bổ chi phí cho thuê hàng tháng của bộ giàn giáo, cốt pha
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung “Theo Thông tư 200”
Nợ TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang “Theo Thông tư 133”
Có TK 242: Chi phí trả trước “Chi phí bạn phân bổ tại thời điểm tính”
BƯỚC 3: Nếu chỉ cho thuê 1 tháng thì hạch toán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán ” Chuyên cho thuê “
Có TK 242: Chi phí trả trước
BƯỚC 3.1: Nếu công ty có đăng ký ngành nghề cho thuê thì khi có doanh thu về cho thuê công cụ, dụng cụ, cần hạch toán:
Nợ TK 111,112,131: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp
BƯỚC 3.2: Nếu công ty không chuyên và thi thoảng phát sinh thì:
Nợ TK 111,112,131: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách h
Có TK 711: Thu nhập khác
Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp
BƯỚC 4: Đến cuối kỳ chúng ta kết chuyển Doanh thu hoặc thu nhập khác:
Nợ TK 511 hoặc 711: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu nhập khác
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
BƯỚC 4.1: Đến cuối kỳ chúng ta kết chuyển chi phí theo TT 200:
Nợ TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung ” Theo TT 200 “
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
BƯỚC 4.2: Đến cuối kỳ chúng ta kết chuyển chi phí theo TT 133:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
BƯỚC 5: Khi chúng ta nhận lại bộ giàn giáo, cốt pha hạch toán:
Nợ TK 152: ” Giá trị còn lại = Giá trị ban đầu – Chi phí đã phân bổ “
Có TK 242: Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh
Cuối cùng cần lưu ý đó là : Các chi phí cho nhân viên bốc vác, giao hàng, dọn dẹp, lau chùi vệ sinh, Sửa chữa bảo hành công cụ dụng cụ khi có hư hỏng khi đang cho thuê, hoặc bảo trì tu sửa. Nếu làm tốt thì theo dõi và tài khoản 622 để tính giá thành cho các hợp đồng cho thuê thì càng tốt, nếu không trọng yếu thì xem như đó là chi phí cho nhân viên bán hàng tập hợp vào tài khoản 641.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán xây dựng cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là các bút toán công ty sản xuất kinh doanh cho thuê giàn giáo đặc thù dành riêng cho mảng lĩnh vực này kế toán cần nắm được. Mong rằng thông tin sẽ giúp các bạn ứng dụng vào trong công việc kế toán & đừng quên Like Fanpage kịp thời cập nhật bản tin kế toán mới nhất cùng ưu đãi dành cho tất cả các khóa học kế toán tổng hợp đa lĩnh vực ạ!