Để các doanh nghiệp vận tải hoạt động tốt có hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ – đòi hỏi công tác kế toán phải được thực hiện tốt – đặc biệt kế toán về chi phí giá thành. Và giá thành là toàn bộ chi phí trực tiếp cấu thành nên sản phẩm khi xuất xưởng, nhập kho thành phẩm. Vậy phương pháp xác định giá thành trong doanh nghiệp vận tải như thế nào? Tìm hiểu trong bài viết dưới cùng Kế Toán Việt Hưng nhé!
Trên thực tế có rất nhiều công ty phải tính giá thành như:
– Công ty sản xuất sản phẩm trực tiếp. Với công ty này sau khi tính giá thành sản phẩm sẽ được nhập kho thông qua tài khoản 155
– Với công ty về nhà hàng thì sản phẩm chính là các món ăn và cũng phải thông qua tài khoản 155 trước khi xuất cho khách tiêu dùng và tính giá vốn.
– Với các công ty xây dựng thì sản phẩm chính là các công trình hoàn thành. Có 2 loại giá thành:
+ Giá thành của công trình thi công hoàn thành đưa vào sử dụng thì sẽ không được đưa vào tài khoản 155 mà kết chuyển thẳng vào giá vốn thông qua Nợ TK 632/ có TK 154.
+ Giá thành của công trình như xây chung cư xuất bán thì bạn vẫn phải qua TK 155 như tính cho sản phẩm. Khi xuất bán từng căn hộ sẽ xuất bán và tính giá vốn.
Vậy giá thành với công ty vận tải chúng ta xác định như thế nào?
Tham khảo thêm:
1. Định hình chung về cách xác định giá thành trong công ty vận tải
Vậy giá thành đối với công ty vận tải cần xác định như thế nào mới là đúng nhất, chính xác và hợp lý hơn hết, có rất nhiều bạn làm thực tế trong công ty vận tải lâu năm nhưng lại tập hợp tính giá thành vẫn con sai bởi vì các bạn gộp chung tất cả chi phí đầu vào cho thằng vào TK 154 rồi cuối năm kết chuyển sang TK 632. Tức là bạn đang đổ đồng mọi khoản chi phí và doanh thu chung chung thôi.
Bản chất của công ty vận tải là xuất hoá đơn theo các chuyến hàng: Trong mỗi hoá đơn có thể ghi với các nội dung
– Cước vận chuyển theo chuyến hàng
– Cước vận chuyển lập theo bảng kê, trong bảng kê lại có các dòng khác nhau với ngày tháng, số lượng, đơn giá và thành tiền khác nhau nữa.
– Mà mỗi chuyến hàng lại có một cung đường đi và đến khác nhau
2. Các bước thiết lập tính giá thành tại công ty vận tải
Bước 1: Xây dựng đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí là các chuyến hàng vận chuyển đi
Ví dụ:
Ngày 13/01/2015 Công ty vận tải KL xuất hóa đơn cho công ty TNHH TM Hoàng Anh với nội dung: Cước vận chuyển thép ( có bảng kê đính kèm)
Ngày | Tên Vật Tư | Nơi Nhận Hàng | Nơi Trả hàng | Loại Xe | Thành tiền | Ghi chú | |
08/01/2015 | Thép XD | Hà Nội | Thái Bình | Sơ mi rơ moc | 20.000.000 | 2 chuyển | |
13/01/2015 | Thép XD | Hà Nội | Ninh Bình | Sơ mi rơ móc | 21.500.000 | 2 chuyến | |
CỘNG | 41.500.000 |
Căn cứ vào hóa đơn trên kế toán cần lập 2 đối tượng tập hợp chi phí là:
+ Cước vận chuyển thép từ Hà Nội đi Thái Bình Mã: 15VC_HN,TB
+ Cước vận chuyển thép từ Hà Nội đi Nam định Mã: 15VC_HN, NĐ
Bước 2: Xác định định mức dầu DO cho mỗi chuyến hàng trên
Để biết được định mức dầu xe chạy từ điểm A đến điểm B bạn cần xác định được khoảng cách từ nơi đi – nơi đến.
Tại ví dụ trên
Khoảng cách từ Hà Nội đi Thái bình là: 240 m (tính cho cả đi và về)
Khoảng cách từ Hà Nội đi Ninh bình là: 250m (tính cho các đi và về)
Sau đó tính ra lượng dầu cần cho 1 chuyến hàng = 40% giá vốn của chuyến hàng đó.
Bước 3: Xác định các chi phí chung cần phân bổ theo theo lượng dầu DO đã xuất.
Các chi phí chung trong công ty vận tải như:
Chi phí lương lái xe, phụ xe
Chi phí sử dụng đường bộ
Phí kiểm định xe ô tô
Phí sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô ( thay lốp, rửa xe ô tô…)
Chi phí khấu hao xe ô tô
Chi phí phân bổ CCDC khác liên quan đến vận chuyển
Các chi phí thiết bị định vị trên xe
> Tất cả các chi phí trên sẽ được phân bổ vào giá thành của mỗi chuyến hàng theo công thức sau:
Chi phí chung cho mỗi chuyến hàng | = (Tổng chi phí đã tập hợp được/Tổng số dầu DO xuất ra trong) x Số dầu của mỗi chuyến hàng |
Bước 4: Xác định giá thành mỗi chuyến hàng
– Sau khi tính giá thành xong bạn định khoản
Nợ TK 632
Có TK 154:
– Cuối cùng căn cứ hoá đơn để xác định doanh thu
Nợ TK 131
Có TK 5113: Ghi nhận vào doanh thu dịch vụ
Có TK 3331:
– Sau đó cần kiểm tra lại bảng chi tiết doanh thu tương ứng của mỗi hoá đơn so sánh giá vốn tương ứng sao cho giá vốn = 80-90% doanh thu là báo cáo đẹp.
3. Các lưu ý khác trong công ty vận tải
Với chi phí vé cầu đường: Vé cầu đường được tính vào chi phí hợp lý khi
– Cần căn cứ vào khoảng cách nơi đi và nơi đến sẽ phải qua những trạm thu phí nào. Bạn đính vào với nhau và ghi rõ cho chuyến hàng tương ứng phù hợp với cung đường đó.
Và hạch toán thẳng vào chuyển hàng đó bằng định khoản:
Theo thông tư 200
Nợ TK 6277
Có TK 111
Theo quyết định 48
Nợ TK 1547
Có TK 111
Hi vọng bài viết về phương pháp xác định giá thành trong doanh nghiệp vận tải đã giúp các kế toán viên hiểu và biết cách làm chính xác nhất. Đừng quên truy cập fanpage của chúng tôi để nhận các kiến thức nghiệp vụ hữu ích nhé!