Cách tính giá thành phù hợp DN sản xuất gỗ

Đánh giá

Mỗi doanh nghiệp đều có một đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng, đối tượng tập hợp chi phí giá thành riêng. Vì thế, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương pháp tính giá thành thích hợp. Đối với doanh nghiệp sản xuất gỗ, cách tính giá thành phù hợp DN sản xuất gỗ bao gồm các phương pháp được giới thiệu qua bài viết dưới đây. Cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu ngay!

Những phương pháp tính giá thành thường sử dụng trong doanh nghiệp sản xuất gỗ

● Phương pháp hệ số

Phương pháp hệ số áp dụng với những sản phẩm mà trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng loại nguyên vật liệu nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Giữa các sản phẩm với nhau có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí.

Đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm.

Đối tượng tính chi phí là từng sản phẩm trong nhóm.

Phương pháp hệ số tính giá thành sản xuất gỗ
Phương pháp hệ số tính giá thành sản xuất gỗ

Công thức:

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm/Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn

Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại gỗ * Hệ số quy đổi từng loại

(Hệ số quy đổi sản phẩm a = Giá thành định mức sản phẩm a/Giá thành định mức nhỏ nhất của một loại sản phẩm trong nhóm)

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại * giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Ví dụ: (ĐVT: đồng) Công ty A sản xuất 2 loại sản phẩm là gỗ Lim ván sàn và gỗ Lim song tiện trên cùng 1 quy trình sản xuất, cùng loại vật tư, lao động, có kết cấu giá thành có thể quy đổi được với nhau.

Tháng 9 năm 2022 doanh nghiệp có tính hình sản xuất như sau: hoàn thành nhập kho 140m3 gỗ Lim ván sàn, 300m3 gỗ Lim song tiện, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 370.000.000, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 4.407.000.000, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 677.000.000, giá thành định mức sản phẩm gỗ Lim ván sàn 8.400.000/m3, giá thành định mức sản phẩm gỗ Lim song tiện 10.080.000/m3. Tính giá thành sản phẩm.

Hệ số quy đổi gỗ Lim ván sàn = 8.400.000/8.400.000 = 1

Hệ số quy đổi gỗ Lim song tiện = 10.080.000/8.400.000 = 1,2

Số gỗ Lim ván sàn quy đổi theo sản phẩm tiêu chuẩn = 140*1 = 140m3

Số gỗ Lim song tiện quy đổi theo sản phẩm tiêu chuẩn = 300*1,2 = 360m3

Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn = 140 + 360 = 500m3

Tổng giá thành thực tế của 2 sản phẩm = 370.000.000 + 4.407.000.000 – 677.000.000  = 4.100.000.000

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = 4.100.000.000/500 = 8.200.000

Giá thành gỗ Lim ván sàn = 8.200.000*140 = 1.148.000.000

Giá thành gỗ Lim song tiện = 8.200.000*360 = 2.952.000.000

● Phương pháp tỷ lệ (định mức)

Phương pháp tỷ lệ áp dụng với những sản phẩm trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm chất và quy cách khác nhau.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm.

Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm.

Phương pháp tỷ lệ tính giá thành dựa trên giá thành kế hoạch (giá thành định mức) và tổng giá thành thực tế sản xuất sản phẩm.

Xem thêm: Hạch toán chi phí NVL đầu vào công ty sản xuất gỗ theo TT200

Công thức:

Tổng giá thành kế hoạch = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Tỷ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm/Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm) * 100 (%)

Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành kế hoạch * Tỷ lệ chi phí

Ví dụ: (ĐVT: đồng) Công ty A sản xuất gỗ Lim ván sàn và gỗ Lim song tiện có phát sinh sau đây. Tổng giá thành sản xuất thực tế của 2 sản phẩm là 2.400.000.000, giá thành kế hoạch của gỗ Lim ván sàn là 6.000.000, giá thành kế hoạch của gỗ Lim song tiện = 8.000.000, khối lượng sản phẩm nhập kho gỗ Lim ván sàn là 100m3, gỗ Lim song tiện là 200m3. Tính giá thành

Tổng giá thành kế hoạch = 100*6.000.000 + 200*8.000.000 = 2.200.000.000

Tỷ lệ chi phí = (2.400.000.000/2.200.000.000)*100% = 109%

Giá thành thực tế gỗ Lim ván sàn = 6.000.000 * 109% = 6.540.000

Giá thành thực tế gỗ Lim song tiện = 8.000.000 * 109% = 8.720.000

● Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp đơn đặt hàng áp dụng để tính giá thành sản phẩm của các quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng.

Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng,

Đối tượng tính giá thành là từng đơn vị sản phẩm của đơn đặt hàng.

Phương pháp này tương tự phương pháp trực tiếp. Cuối kỳ, những đơn đặt hàng chưa thực hiện xong thì tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng chính là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của đơn đặt hàng.

Xem thêm: Khóa học thực hành kế toán Sản xuất Chuyên sâu

Công thức:

Giá thành của từng đơn đặt hàng = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung (Toàn bộ chi phí tính từ lúc phát sinh đơn đặt hàng cho đến lúc kết thúc đơn đặt hàng)

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng (giá thành của từng đơn đặt hàng)/Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành

Ví dụ: (ĐVT: đồng) Công ty A có đơn đặt hàng 1 container gỗ Lim ván sàn 10m3 trong đó chi phí sản xuất đơn đặt hàng đó bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30.000.000, chi phí nhân công trực tiếp 20.000.000, chi phí sản xuất chung 10.000.000.

Giá thành gỗ Lim ván sàn = 30.000.000 + 20.000.000 + 10.000.000 = 60.000.000

Giá thành đơn vị gỗ Lim ván sàn = 60.000.000/10 = 6.000.0000

● Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu.

Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình sản xuất.

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính được sản xuất ra.

Phương pháp tỷ lệ là cách tính giá thành phù hợp DN sản xuất gỗ
Phương pháp tỷ lệ là cách tính giá thành phù hợp DN sản xuất gỗ

Công thức:

Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

Ví dụ: (ĐVT: đồng) Tháng 09/2022 công ty A sản xuất 10m3 gỗ Lim ván sàn trong đó: tổng chi phí phát sinh trong kỳ 80.000.000, giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 10.000.000, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 15.000.000, giá trị sản phẩm phụ 5.000.000. Tính giá thành.

Giá thành gỗ Lim ván sàn = 10.000.000 + 80.000.000 – 5.000.000 – 15.000.000 = 70.000.000

Giá thành đơn vị gỗ Lim ván sàn = 70.000.000/10 = 7.000.0000

Cách tính giá thành phù hợp DN sản xuất gỗ

Những phương pháp tính giá thành nêu trên đều là các phương pháp thường được sử dụng tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và sản xuất gỗ nói riêng. Tuy nhiên, phương pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp sản xuất gỗ nhất đó là phương pháp tỷ lệ (định mức).

Phương pháp này có đối tượng áp dụng là những loại sản phẩm trên cùng một quy trình sản xuất một nhóm sản phẩm có chủng loại, quy cách, phẩm chất khác nhau.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm.

Ví dụ: Nhóm sản phẩm gỗ Lim, nhóm sản phẩm gỗ Gõ, nhóm sản phẩm gỗ Cẩm.

Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong nhóm.

Ví dụ: Sản phẩm gỗ Lim ván sàn, sản phẩm gỗ Lim song tiện, sản phẩm gỗ Lim DC.

Phương pháp tỷ lệ tính giá thành dựa trên giá thành kế hoạch (giá thành định mức) và tổng giá thành thực tế sản xuất sản phẩm.

Công thức:

Tổng giá thành kế hoạch = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Tỷ lệ chi phí (%) = (Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm/Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm) * 100 (%)

Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành kế hoạch * Tỷ lệ chi phí

Ưu điểm: Phương pháp này giúp dễ dàng nhìn thấy khoản chênh lệch giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức. Từ đó dễ dàng tìm ra những thay đổi trong chi phí sản xuất qua các kỳ. Giúp nhà quản lý dễ dàng có những số liệu, căn cứ để đưa ra những quyết định quản trị trong sản xuất như phương án tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí, sử dụng chi phí sai mục đích. Đây là phương pháp rất phù hợp với những doanh nghiệp có đa dạng sản phẩm gỗ.

Nhược điểm: Phương pháp này tính toán khá là phức tạp và tốn thời gian. Trước mỗi kỳ kế toán doanh nghiệp cần xây dựng định mức các chi phí để tính giá thành kế hoạch. Thường xuyên phải kiểm tra tính thực tế, chính xác của các khoản định mức.

Kế toán Việt Hưng đã giới thiệu với các bạn những phương pháp tính giá thành phù hợp với doanh nghiệp sản xuất gỗ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn lựa chọn được cách tính giá thành phù hợp DN sản xuất gỗ của mình. Mọi thắc mắc liên quan đến các phương pháp tính giá thành vui lòng truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán để nhận hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ giáo viên của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm fanpage để nhận chia sẻ về các nội dung hữu ích liên quan đến nghiệp vụ kế toán nhé.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận