Kế Toán Việt Hưng – Cách tính giá thành sản phẩm được sử dụng với nhiều phương pháp khác nhau. Phụ thuộc vào hình thức, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, kế toán Việt Hưng hướng dẫn bạn đọc cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn và hệ số.
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn giản
1. Đối tượng áp dụng
- Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn. Số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: đối với từng loại sản phẩm hay dịch vụ.
2. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn
Trường hợp: Nếu không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định.
Với trường hợp này, tổng chi phí được tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng đúng bằng giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ kết thúc trong kỳ.
Trong đó:
Trường hợp: Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm dở dang, không ổn định
Đối với trường hợp này, doanh nghiệp cần đánh giá lại theo phương pháp phù hợp.
Ddk: dở dang đầu kỳ
Dck: dở dang cuối kỳ
C: chi phí
3. Ví dụ minh họa
Công ty TNHH Tiến Sinh tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm B và D. Cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: (Đơn vị tính: VNĐ)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 500.000
- Chi phí nhân công trực tiếp: 300.000
- Chi phí SX chung: 1.200.000
- Số lượng hoàn thành trong tháng: SP B Nhập kho 900, SP D hoàn thành gửi bán ngay: 400
Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết:
– Chi phí NVL trực tiếp: SP A: 3.200.000; SP B: 1.800.000
– Chi phí SX chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp.
– Chi phí nhân công trực tiếp: SP A: 900.000; SP B: 600.000
– Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ: SP A: 400.000; SP B: 600.000
– Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ: SP A: 768.000; SP B: 232.000
Giải:
- Phân bổ chi phí sản xuất chung:
Cho SP B: (1.200.000 / 5.000.000) x 3.200.000 = 768.000đ
Cho SP D: 1.200.000 – 768.000 = 432.000đ
- Sản phẩm B:
Tổng giá thành: 400.000 + ( 3.200.000 + 900.000 + 768.000 ) – 768.000 = 4.500.000đ
Giá thành mỗi sản phẩm: (4.500.000 : 900) = 5.000đ
- Sản phẩm D:
Tổng giá thành: 600.000 + ( 1.800.000 + 600.000 + 432.000 ) – 232.000 = 2.800.000đ
Giá thành mỗi sản phẩm: (2.800.000 : 400) = 7000đ
Tính giá thành theo phương pháp hệ số
1. Đối tượng áp dụng:
Các doanh nghiệp: Trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động. Nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng như: May mặc, hóa chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ, chăn nuôi…
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và từng loại sản phẩm chính do quy trình sản xuất đó tạo ra.
Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
2. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số
Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành chung của các loại sản phẩm thu được đồng thời.
- Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:
- Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:
- Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:
3. Ví dụ minh họa
DN Anzanzo có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản. Quá trình sản xuất đồng thời 2 sản phẩm: A, D. Số lượng sản phẩm sản xuất mặt hàng A là 300 chiếc, mặt hàng D là 240 chiếc, mặt hàng C là 200 chiếc.
Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn được quy định như sau: SP A là 1 và SP D là 1.1. SP C là 1.2
Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết: (ĐVT: đồng)
Khoản mục chi phí | Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ | CPSX phát sinh trong kỳ | Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ |
Chi phí NVL trực tiếp | 14.300.000 | 136.000.000 | 13.6200.000 |
Chi phí nhân công trực tiếp | 1.100.000 | 20.000.000 | 1.000.000 |
Chi phí SXC | 2.200.000 | 40.000.000 | 2.000.000 |
Tổng cộng | 17.600.000 | 196.000.000 | 16.620.000 |
Hướng dẫn:
- Tính đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản phẩm quy chuẩn:
Sản phẩm A: 300 chiếc x 1 = 300 chiếc
Sản phẩm D: 240 chiếc x 1.1 = 264 chiếc
Sản phẩm C: 200 chiếc x 1.2 = 240 chiếc
Tổng sản phẩm quy chuẩn = 804 chiếc
- Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn là sản phẩm A
(17.600.000 + 196.000.000 – 16.620.000) /804 = 245.000đ
Giá thành sản phẩm D = 245.000 x 1.1 = 269.500đ
Giá thành sản phẩm C = 245.000 x 1.2 = 294.000đ
Hy vọng bài viết trên bổ sung thêm thông tin kiến thức cho bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng đặt câu hỏi tại CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để nhận giải đáp sớm nhất. Chúc bạn thành công!