Cách hạch toán kế toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2019

Đánh giá

Kế toán thuế thu nhập cá nhân –Thuế TNCN là khoản tiền mà thực tế cá nhân người lao động phải nộp vào Ngân sách nhà nước. Nhưng khi người lao động ủy quyền cho doanh nghiệp hoặc đã khấu trừ trực tiếp tại nguồn thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế cho người lao động. Sau đây Ketoanviethung sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán kế toán thuế TNCN mới nhất năm 2019 

kế toán thuế thu nhập cá nhân
Cách hạch toán kế toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2019

*) Một số Thông tư các bạn có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình hạch toán kế toán Thuế TNCN

– Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013

– Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015

1. Tài khoản dùng để hạch toán kế toán thuế TNCN

– TK 333.5: Thuế thu nhập cá nhân

– Kết cấu tài khoản 333.5

kế toán thuế thu nhập cá nhân

2. Cách hạch toán kế toán thuế Thu nhập cá nhân

2.1. Trường hợp đối tượng nộp thuế TNCN là người lao động trong doanh nghiệp

Chú ý: Mẫu biểu để kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công hàng tháng, hàng quý là: 05/KK-TNCN Tờ khai khấu trừ thuế TNCN(TT92/2015)

*) Trường hợp thuế TNCN từ tiền công, tiền lương được trừ vào lương hàng tháng của người lao động

Nợ TK 334: Phải trả người lao động (giảm đi)

Có TK 333.5: Số thuế TNCN khấu trừ của người lao động (phải nộp NSNN tăng lên)

*) Trường hợp thuế TNCN từ tiền công, tiền lương được doanh nghiệp nộp thay cho người lao động

→Thì khoản thuế TNCN này được tính vào chi phí của doanh nghiệp

Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng lên)

Có TK 333.5: Số thuế TNCN được doanh nghiệp nộp thay cho người lao động (phải nộp NSNN tăng lên)

Chú ý: Để khoản chi phí này được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp thì trên hợp đồng lao động phải ghi rõ: Doanh nghiệp nộp thuế TNCN thay cho người lao động

*) Trường hợp thuế TNCN doanh nghiệp trả cho các cá nhân bên ngoài (tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài,…)

– Nợ TK 641: Nếu là tiền hoa hồng môi giới (tăng lên)

Nợ TK 642: Nếu là chi phí dịch vụ thuê ngoài (ví dụ như: bốc vác, vận chuyển)

Có TK 111 : Tiền mặt trả cho NLĐ (Sau khi đã trừ phần thuế TNCN)

– Nợ TK 111: Phần thuế TNCN khấu trừ của cá nhân thuê ngoài

Có TK 333.5: Thuế TNCN phải nộp NSNN (tăng lên)

– Nợ TK 333.5: Thuế TNCN phải nộp NSNN (giảm đi)

Có TK 112: Nộp tiền thuế TNCN vào NSNN

2.2. Trường hợp đối tượng nộp thuế TNCN là các cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp

Chú ý:

– Thuế suất thuế Thu nhập cá nhân áp dụng đối với trường hợp chia cổ tức là: 5%

– Thuộc mục thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn

– Tờ khai để kê khai là mẫu: 06/TNCN Tờ khai khấu trừ CNV, CK,…(TT92/2015)

– Khi doanh nghiệp khấu trừ trực tiếp tại nguồn 5% thuế TNCN của các cổ đông

Nợ TK 111: Tiền mặt (tăng lên)

Có TK 333.5: Thuế TNCN (từ đầu tư vốn)

– Khi doanh nghiệp nộp tiền thuế TNCN vào NSNN

Nợ TK 333.5: Thuế thu nhập cá nhân (giảm đi)

Có TK 111, 112: Giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

2.3. Hạch toán thuế Thu nhập cá nhân căn cứ vào Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cuối năm

Cuối năm, doanh nghiệp lập và gửi Tờ khai Quyết toán thuế TNCN mẫu 05/QTT-TNCN. Khi đó, sẽ căn cứ vào tờ quyết toán này để hạch toán thuế TNCN cuối năm như sau

*) Trường hợp trong năm tính thuế, số thuế TNCN tạm nộp bằng 0. Thì khi quyết toán thuế TNCN cuối năm, phát sinh số thuế TNCN phải nộp tại chỉ tiêu [45]

Nợ TK 642: Nếu doanh nghiệp nộp thay cho cá nhân

Nợ TK 334: Nếu khấu trừ vào tiền lương người lao động

Có TK 333.5: Số thuế TNCN phải nộp NSNN(tăng lên)

– Khi nộp tiền thuế vào NSNN

Nợ TK 333.5: Số thuế TNCN phải nộp NSNN (giảm đi)

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng (giảm đi)

*) Trường hợp trong năm tính thuế, số thuế TNCN tạm nộp còn thiếu so với quyết toán Phải nộp thêm tiền thuế TNCN

(Hạch toán giống như trường hợp trên)

*) Trường hợp trong năm tính thuế, số thuế TNCN tạm nộp thừa so với quyết toán (tại chỉ tiêu [46] tờ quyết toán thuế TNCN)

– Nếu làm thủ tục hoàn thuế

+ Nợ TK 333.5: Thuế TNCN

Có TK 338: Phải trả khác

+ Khi nhận được tiền hoàn từ cơ quan thuế

Nợ TK 112: Số tiền hoàn thuế

Có TK 333.5: Thuế TNCN

+ Nếu trả lại tiền thuế cho người lao động

Nợ TK 338: Phải trả khác

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng

– Nếu để bù trừ vào kỳ sau:

Nợ TK 333.5

Có TK 138

3. Ví dụ minh họa

Trong năm quyết toán thuế TNCN 2018, Công ty Việt Hưng có 20 lao động. Trong đó có 03 cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân lần lượt là:

– Ông Cường: Số thuế TNCN phải nộp: 2.150.000 đồng

– Ông Hưng: Số thuế TNCN phải nộp: 500.000 đồng

– Chị Lam: Số thuế TNCN phải nộp: 1.040.000 đồng

Biết rằng, trong năm tính thuế, công ty chưa thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động. Vậy cuối năm, Công ty sẽ hạch toán thuế TNCN như sau:

– Căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNCN mẫu 05/QTT-TNCN hạch toán

Nợ TK 334: 3.690.000

Có TK 333.5: 3.690.000

– Khi nộp tiền thuế TNCN vào NSNN

Nợ TK 333.5: 3.690.000

Có TK 112: 3.690.000

Để có thểm đảm bảo quyền lợi của người lao động, cũng như không ảnh hưởng đến nghĩa vụ kê khai của doanh nghiệp. Kế toán cần hiều rõ từng trường hợp cụ thể để áp dụng cho đúng. Nếu có gì vướng mắc xin liên hệ trực tiếp với Ketoanviethung để được tư vấn cụ thể hơn.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận