Kế toán sản xuất chuyên sâu | Kế toán sản xuất là tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đó, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất. Tính toán chính xác giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) của sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Đồng thời, phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ (chi tiết từng hoạt động, từng mặt hàng) – hãy tham gia ngay cùng Kế toán Việt Hưng trải nghiệm giờ học thực tế thực sự hiệu quả.
KHÓA HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN SẢN XUẤT CHUYÊN SÂU
1. Số dư đầu kỳ
– Thiết lập các cơ sở đầu kỳ một cách khóa học có hệ thống đối với kế toán sản xuất chuyên sâu.
– (Giải thích) các chỉ số trên số dư trên báo cáo tài chính năm cũ, đối chiếu với các báo cáo liên quan cần chú ý.
– Nhập chi tiết các báo cáo: Như báo cáo phân bổ công cụ dụng cụ dung cho bộ phận.
– Hướng dẫn nhập báo cáo khấu hao TSCĐ, mối quan hệ giữa báo cáo khấu hao TSCĐ so với báo cáo tài chính.
– Hướng dẫn tạo các mã thành phẩm, xây dựng định mức nguyên vật liệu.
– Hướng dẫn quy đổi NVL, theo dõi tồn kho NVL, hướng dẫn quy đổi thành phẩm, theo dõi tồn kho thành phẩm.
– Hướng dẫn theo dõi công nợ phải thu, phải trả. ý nghĩa các chỉ số dư công nợ ảnh hưởng đến BCTC.
– Cập nhật số dư đầu kỳ.
2. Phát sinh trong kỳ
2.1 Về nguyên vật liệu khoá học thực hành kế toán Sản xuất chuyên sâu
– Hướng dẫn tạo mã Nguyên vật liệu đúng: Vì khi tạo mã NVL đúng thì các bước tiếp theo sẽ đúng.
– Nhập mua nguyên vật liệu qua kho: Trong trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau. Mục đích xử lý âm kho – Về hạch toán và về mặt hồ sơ.
– Hướng dẫn lập lệnh sản xuất, xuất kho NVL theo lệnh (Theo thông từ 133 hoặc 200).
– Các cách xử lý âm kho vật tư.
– Hướng dẫn lập các mẫu mua NVL không có hóa đơn, hồ sơ chứng minh được nguồn gốc NVL.
– Hợp đồng nguyên tắc, bảng kê, chứng từ liên quan trong khâu xử lý nguyên vật liệu.
2.2 Về Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước khoá học thực hành kế toán Sản xuất chuyên sâu.
– Phân loại công cụ dụng cụ, CCDC cho mảng sản xuất, CCDC cho quản lý.
– Hạch toán, ghi tăng CCDC, phân bổ CCDC cho mảng nào (Quản lý, sản xuất) tỷ lệ phân bổ ra sao, cơ sở phân bổ chi phí phân bổ công cụ dụng cụ dựa vào tiêu thức nào hợp lý cho công ty sản xuất.
– Hạch toán các chi phí trả trước cho công ty sản xuất căn cứ vào hợp đồng liên quan, phân bổ chi phí này cho sản xuất và quản lý cũng như các dịch vụ khác liên quan (Nếu có).
2.3 Hướng dẫn về Tài sản cố định
– Phân loại tài sản cố định, TSCĐ cho mảng sản xuất, TSCĐ cho quản lý.
– Hạch toán, ghi tăng TSCĐ, phân bổ TSCĐ cho mảng nào (Quản lý, sản xuất) Tỷ lệ phân bổ ra sao, cơ sở khấu hao TSCĐ dựa vào tiêu thức nào hợp lý cho công ty sản xuất.
– Cơ sở trích khấu hao TSCĐ.
– Hồ sơ thanh lý TSCĐ, thủ tục thanh lý TSCĐ, cơ sở pháp lý.
2.4 Định mức trong sản xuất
– Phân biệt những loại hình doanh nghiệp sản xuất bắt buộc có định mức và những loại hình sản xuất áp dụng không lập định mức khi tính giá thành.
– Thiết lập tạo mã thành phẩm, tạo định mức trên các thành phẩm trên phầm mềm theo nhóm, mã một cách khoa học, logic.
– Chi tiết về định mức, cách xây dựng định mức vật tư cho sản xuất.
2.5 Về kho
– Lập báo cáo kho hàng hóa, đối chiếu kho hàng hóa so với báo cáo tài chính.
– Theo dõi báo cáo kho theo nhóm, loại, theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, theo quy cách, tính chất…
– Theo dõi báo cáo kho thành phẩm, đối chiếu kho thành phẩm so với báo cáo tài chính.
2.6 Tiền lương và BHXH
– Lập tỷ lệ trích lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội.
– Lập bảng lương, các công thức lập nhanh bảng lương trong excel. Hướng dẫn hạch toán lương theo bộ phận.
– Lập các hợp đồng lao động theo phương pháp theo dõi nhanh và khoa học.
– Hạch toán phân bổ tiền lương cho từng bộ phận liên quan trong công ty sản xuất.
– Hạch toán tiền BHXH trích theo từng bộ phận theo lương.
– Cân đối Các chỉ tiêu liên quan hạch toán BHXH so với thông báo của BHXH.
– Cân đối tiền lương so với báo cáo quyết toán thuế TNCN, so với Tờ khai thuế TNCN hàng tháng, quý.
2.7 Giá thành
Đây là nội dung khá quan trọng trong quá trình làm kế toán doanh nghiệp sản xuất này, nó là sự kết hợp cuối cùng khi bạn đã hoàn thành các bước trên.
– Lập, xóa quy trình tính giá thành theo tháng.
– Tập hợp chi phí trực tiếp (giải thích).
– Phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm.
– Đánh giá chi phí dở dang theo các tiêu thức khác nhau, giải thích.
– Tính giá thành các sản phẩm.
– Tính tỷ lệ, hệ số (đối với các Doanh nghiệp cần tính hệ số, tỷ lệ).
– Chú ý về cách sửa lỗi sai, kiểm tra đúng sai qua quá trình tính giá thành.
2.8 Về Thuế
– Thuế GTGT
-
Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT trên phần mềm, đẩy sang HTKK, cách thiết lập các thông số thuế trên phần mềm, Cách kiểm tra đối chiếu chỉ tiêu thuế trên phần mềm Misa trước khi lập tờ khai thuế đúng, cách soát lỗi sai sót – sửa lỗi sai.
-
Cách khấu trừ thuế GTGT theo tháng, quý.
-
Hướng dẫn các tình huống điều chỉnh sai sót của các tờ khai trong quá khứ và cách điều chỉnh cho đúng, giải quyết các lỗi sai trong kê khai.
– Thuế TNDN
-
Cách lập tờ khai thuế TNDN cuối năm/Cách đưa ra tờ khai HTKK, điền thêm các chỉ tiêu cần thiết
-
Hướng dẫn thêm các phụ lục miễn giảm thuế trong các trường hợp đặc biệt
-
Hướng dẫn điều chỉnh tờ khai Thuế TNDN cho việc lập lại BCTC (trường hợp lập lại BCTC thì cần phải lập tờ khai điều chỉnh thuế TNDN)
– Về thuế TNCN
-
Hướng dẫn đăng ký MST cá nhân.
-
Hướng dẫn làm các thủ tục giảm trừ gia cảnh.
-
Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý.
-
Lập Quyết toán thuế TNCN cuối năm – Kèm bộ BCTC.
Hạch toán giấy nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài.
Hướng dẫn hạch toán nộp các loại thuế, nộp phạt chậm nộp – nộp phạt thuế sau kỳ thanh quyết toán thuế.
3. Nội dung cuối kỳ
– Lập bảng cân đối tài khoản: Cân đối các chỉ tiêu trên tài khoản kế toán.
– Lập báo cáo kế toán.
– Lập lưu chuyển tiền tệ, phân biệt lưu chuyển tiền tệ gián tiếp và trực tiếp.
– Hướng dẫn in và kết xuất sổ sách kế toán một cách có hệ thống và khoa học nhất để chuẩn bị cho quyết toán thuế về sau.
– Kinh nghiệm thanh tra trong công ty sản xuất.
– Hướng dẫn các Thông tư cần đọc trong công ty sản xuất.
– Kinh nghiệm soạn hồ sơ cho công ty sản xuất một cách khoa học nhất.
Bạn không muốn mãi dậm chân tại chỗ không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ mà chưa biết địa chỉ nào học tốt – Kế toán Việt Hưng tự tin là đơn vị sở hữu đội ngũ 100% Kế toán trưởng đủ trình độ có khả năng sư phạm trực tiếp dạy bạn 1 kèm 1 học kế toán sản xuất chuyên sâu chỉ sau 30 ngày bạn sẽ thấy sự thay đổi khả năng nghiệp vụ nâng cao sau mỗi giờ học!
THAM KHẢO:
2 hình thức học add nêu có gì khác nhau ah
Chào bạn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ 0986.191.228 để được tư vấn chi tiết về khóa học nhé