Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra: theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp đơn giản nhất.
1. Hướng dẫn tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra: Phương pháp khấu trừ
1.1. Tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra áp dụng cho các đối tượng áp dụng:
Doanh nghiệp (DN) có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên 1 tỷ đồng (nếu DN có doanh thu dưới 1 tỷ đồng nhưng tự nguyện vẫn được) thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ (Trừ hộ, cá nhân kinh doanh).
Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp này do Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thuế thay.
DN mới thành lập từ dự án đầu tư của DN (còn hoạt động).
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ.
Tham khảo:
Điều cần biết khi kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT
Những trường hợp không được hoàn thuế GTGT
1.2. Công thức tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra:
A= B – C
A: Số thuế GTGT phải nộp
B: Số thuế GTGT đầu ra
C: Số thuế GTGT đầu vào
Trong đó B được xác định như sau:
B= D x E
D: Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra
E: Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ đó
Vậy số thuế GTGT phải nộp là:
A= (D x E) – C
1.3. Cách tính thuế GTGT đầu vào:
C = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên phiếu GTGT
Ví dụ: Hóa đơn bán hàng trong tháng của một công ty ABC như sau:
Trong tháng 8/2017, công ty đã:
Bán ra 20 chiếc vali chưa thuế GTGT 10% là: 1.000.000 đ/chiếc
Nhập vào 10 chiếc vali chưa thuế GTGT 10% là: 800.000đ/chiếc
Chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT 10% là 150.000đ. Tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra? Tính thuế GTGT phải nộp?
Ta có:
B= (1.000.000 x 10%) x 20 = 2.000.000đ
C= (800.000 x 10%) x 10 + (150.000 x 10%)= 815.000đ
Vậy, A= B + C= 2.000.000 + 815.000 = 2.815.000đ.
2. Cách tính thuế GTGT đầu vào đầu ra: Phương pháp trực tiếp
2.1. Đối tượng áp dụng cách tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra theo phương pháp trực tiếp:
Cá nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác (tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp…) không thực hiện (thực hiện không đầy đủ) thực hiện (không thực hiện) đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư.
2.2. Công thức:
A= F x G
F: GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra
G: Thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ
Trong đó F tính như sau:
F= H – I
H: Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra
I: Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào
Ví dụ: Công ty XYZ trong tháng 10 bán được 5 hợp đồng in ấn, trong đó doanh số thu về: 20.000.000đ.
Giá trị vật tư, nguyên vật liệu để hoàn thành 5 hợp đồng này là 10.000.000đ:
Nguyên liệu chính (giấy): 7000.000đ
Vật liệu khác: 3.000.000đ
Thuế suất GTGT 10% thì công ty XYZ cần phải nộp thuế như sau:
GTGT của sản phẩm bán ra: 20.000.000 – 10.000.000 = 10.000.000đ
Thuế GTGT phải nộp: 10.000.000 x 10%= 1.000.000đ.
Tóm lại, có hai cách tính thuế GTGT đầu vào – đầu ra: theo phương pháp khấu trừ hoặc theo phương pháp trực tiếp. Tùy vào đặc điểm từng DN mà có cách tính thuế khác nhau, để biết rõ hơn, bạn có thể tham khảo cụ thể tại lamketoan.vn hoặc liên hệ hotline: 098.868.0223.
Kế toán Việt Hưng là đơn vị cung cấp các khóa học kế toán từ cơ bản tới nâng cao: kế toán thuế, kế toán tổng hợp… trong các lĩnh vực: xây dựng – xây lắp, xuất nhập khẩu, nhà hàng và khách sạn… từ lý thuyết tới thực tiễn, bạn có thể tự học với giáo trình tự học, hoặc học lớp học trực tuyến, hoặc giáo viên riêng cho học viên. Tuy chỉ mới thành lập, nhưng có kế toán Việt Hưng đã sớm trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn mong muốn trở thành kế toán chuyên nghiệp.