Bảng cân đối kế toán dùng để phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp. Giúp người khác có thể xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng. Thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn. Theo nguyên tắc sau:
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới. Kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng. Thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn. Theo điều kiện sau:
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn
- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.
Trường hợp này, DN phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của DN cũng như của ngành, lĩnh vực DN hoạt động.
Đối với các DN do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn. Thì các TS và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
Khi lập bảng CĐKT tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân. Đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
Kết cấu và nội dung bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần:
- Phần tài sản:
- Phần nguồn vốn
Tính chất: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tài sản gồm:
- Tài sản ngắn hạn
- Tài sản dài hạn
Phần nguồn vốn gồm:
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
Nội dung các chỉ tiêu bảng cân đối kế toán phần tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Tiền và các khoản tiền tương đương
Tiền:
- Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “ Tiền” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản : TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổ Cái.
Các khoản tiền tương đương:
- Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
- Số liệu để ghi vào là chi tiết số dư Nợ cuối kỳ kế toán của Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ Cái
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Đầu tư ngắn hạn
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên Sổ Cái.
- Sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”.
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
- Là chỉ tiêu phản ánh các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. Số liệu sẽ được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ vào số dư Có TK 129 “dự phòng giảm giá đầu tư ngăn hạn”
Các khoản phải thu ngắn hạn
Phải thu ngắn hạn của khách hàng
- Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khách hàng về tiền hàng đã bán đã cung cung dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ trên các sổ chi tiết của TK 131 phải thu khách hàng
Trả trước cho người bán
- Chỉ tiêu này phản ánh số đã ứng trước cho khách hàng nhưng chưa nhận hàng hoặc sử dụng dịch vụ
- Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là Tổng số dư Nợ TK 331 “Phải trả người bán” trên các sổ chi tiết
Phải thu nội bộ ngắn hạn
- Chỉ tiêu này phản số phải thu nội bộ trong thời gian dưới một năm hoặc trong một chu kỳ KD.
- Số liêu để ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ vào số dư nợ TK 1368 “Phải thu nội bộ khác”
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 337 “ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên sổ cái
Phải thu ngắn hạn khác
- Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tựợng liên quan, các khoản tạm ứng, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu“ Các khoản phải thu khác“ là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 1385, 1388, 338, 141, 144, 334,theo chi tiết từng đối tượng phải thu trên sổ kế toán chi tiết.
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này, căn cứ vào số dư Có TK 139 “dự phòng phải thu khó đòi” chi tiết cho những khoản dự phòng cho những khoản nợ phải thu ngắn hạn khó đòi.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là:
- Tổng số dư Nợ của các Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”,
- 152 “Nguyên liệu, vật liệu”,
- 153 “Công cụ, dụng cụ”,
- 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”,
- 155 “Thành phẩm”,
- 156 “Hàng hóa”
- 157 “Hàng gửi đi bán”
- 158 “hàng hóa kho bảo thuế” trên Sổ Cái.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Là chỉ tiêu phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Số liệu để ghi vào chi tiêu này là số dư có của tài khoản 159 ” dự phòng giảm giá hàng tồn kho” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí trả trước ngắn hạn
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 142 “ chi phí trả trước ngắn hạn” trên sổ cái.
Thuế GTGT được khấu trừ
- Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế GTGT còn được khấu trừ tại thời điểm báo cáo
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 133 trên sổ cái.
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
- Chỉ tiêu này phản ánh khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản thuế phải thu” căn cứ vào chi tiết số dư Nợ Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ Cái.
Tài sản ngắn hạn khác
- Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ xử lý và các tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” trên Sổ Cái.
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn. Và các khoản phải thu dài hạn khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm.
Phải thu dài hạn của khách hàng
- Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Phải thu dài hạn của khách hàng” căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
- Phản ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên Sổ Cái
Phải thu nội bộ dài hạn
- Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn, và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn.
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu dài hạn khác” là chi tiết số dư Nợ của các Tài khoản 138, 338, 244, trên Sổ Cái.
Phải thu dài hạn khác
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ kế toán chi tiết TK 1388, 331,338.
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139.
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223
Trong đó:
- Nguyên giá – Mã số 222
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên sổ cái.
- Giá trị hao mòn lũy kế – Mã số 223
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên sổ cái.
Tài sản cố định thuê tài chính
Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226
Trong đó:
- Nguyên giá – Mã số 225
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên sổ cái.
- Giá trị hao mòn lũy kế – Mã số 226
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính” trên sổ cái.
Tài sản cố định vô hình
Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229
Trong đó:
- Nguyên giá – Mã số 228
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên sổ cái.
- Giá trị hao mòn lũy kế – Mã số 229
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên sổ cái.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên sổ cái.
Bất động sản đầu tư
Nguyên giá – Mã số 241
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu nguyên giá là số dư Nợ của tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư” trên sổ cái.
Giá trị hao mòn lũy kế – Mã số 242
- Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***)
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế là số dư Có tài khoản 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư” trên sổ kế toán chi tiết TK 2147.
Tài sản dở dang dài hạn
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn: Tài khoản 241
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Tài khoản 242
Đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư vào công ty con
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” trên sổ cái.
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ của tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” và TK 223 “Đầu tư vào công ty liên kết”, trên sổ cái.
Đầu tư dài hạn khác
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu đầu tư dài hạn khác là số dư Nợ của tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên sổ cái.
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
- Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (***).
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, là số dư Có của tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên sổ cái.
Tài sản dài hạn khác
Chi phí trả trước dài hạn
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên sổ cái.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên sổ cái.
Tài sản dài hạn khác
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ của tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác có liên quan trên sổ cái.
Bài viết trên chia sẻ cách lập bảng cân đối kế toán phần tài sản. Các bạn kế toán viên cần làm quen và thực hành khi xử lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công.