Phương pháp hạch toán hàng gửi bán đại lý hưởng hoa hồng

Đánh giá

Ngay sau khi lập và kê khai hóa đơn GTGT cho hàng bán gửi đại lý thì kế toán bán hàng bên giao hàng cho đại lý bán đúng giá tiến hành hạch toán các bút toán liên quan như thế nào? Và bên nhận hàng gửi bán đại lý ghi nhận và định khoản các khoản như hoa hồng được hưởng ra sao? Hãy cùng ketoanviethung trao đổi về cách hạch toán hàng gửi bán đại lý hưởng hoa hồng.

1. Phương pháp hạch toán hàng gửi bán đại lý đối với cơ sở giao hàng cho đại lý:

Đối với phiếu xuất kho từ bộ phận kho gửi sang

– Khi nhận được phiếu xuất kho từ bộ phận kho gửi sang, kế toán bán hàng ghi tăng giá trị hàng gửi bán đồng thời ghi giảm giá trị hàng hóa, thành phẩm đã xuất kho:

Nợ TK 157: hàng gửi bán

     Có TK 156, 155: giá trị hàng hóa, thành phẩm xuất kho

Đối với bên đại lý bán đúng giá đã bán được hàng

– Khi bên đại lý bán đúng giá đã bán được hàng, kế toán căn cứ bảng kê bán hàng mà bên đại lý bán đúng giá gửi về để phản ánh doanh thu hàng đã bán được, đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất bán:

+ Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 111: Tổng giá thanh toán bằng tiền mặt

Nợ TK 112: Tổng giá thanh toán bằng tiền gửi NH

Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán khách hàng còn nợ

     Có TK 511: Doanh thu bán hàng tăng lên

     Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

+ Phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán tăng lên

     Có TK 157: Giá trị hàng gửi bán nay đã bán được giảm đi

Chú ý:

Doanh thu và giá vốn của hàng hóa, thành phẩm chỉ được phản ánh trên số hàng hóa, thành phẩm đã thực tế đã được đại lý bán đúng giá bán được và có bảng kê đi kèm gửi về.

Nếu bán không hết, nếu DN tiến hành nhập kho lại số hàng hóa này, định khoản:

Nợ TK 156: giá trị hàng nhập lại kho

     Có TK 157: hàng gửi đi bán nhận lại

– Hạch toán vào chi phí bán hàng đối với khoản hoa hồng phải trả cho bên đại lý nhận bán đúng giá:

Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng (Nếu DN sử dụng QĐ 48)

Nợ TK 6418: Chi phí bán hàng bằng tiền khác (Nếu DN sử dụng TT 200)

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

     Có TK 111, 112, 131: Tổng tiền hoa hồng đã trả hoặc phải trả

Ví dụ:

Doanh nghiệp A xuất kho hàng hóa trị giá 80 triệu đồng, giá bán chưa có thuế GTGT là 100 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, gửi bán đại lý hưởng hoa hồng 5% trên giá bán, thuế suất thuế GTGT của hoa hồng là 10%. Đại lý thông báo đã bán được toàn bộ số lượng hàng trên. Sau khi trừ tiền hoa hồng cho bên đại lý, đại lý chuyển khoản cho DN tiền hàng đã bán. Nêu rõ quy trình cách hạch toán hàng gửi bán đại lý. DN sử dụng QĐ 48 để hạch toán.

Định khoản:

– Trị giá hàng gửi bán:

Nợ TK 157: 80.000.000

     Có TK 156: 80.000.000

– Hạch toán DT và GV hàng mà đại lý đã bán được:

Nợ TK 131: 110.000.000

     Có TK 511: 100.000.000

     Có TK 3331: 10.000.000

Nợ TK 632: 80.000.000

     Có TK 157: 80.000.000

– Hoa hồng trả cho đại lý:

Nợ TK 6421: 5.000.000 (100.000.000*5%)

Nợ TK 1331: 500.000

     Có TK 131: 5.500.000

– Đại lý chuyển khoản trả tiền hàng sau khi trừ tiền hoa hồng đại lý được hưởng:

Nợ TK 112: 104.500.000

     Có TK 131: 104.500.000 (110.000.000 – 5.500.000)

2. Cách hạch toán hàng gửi bán đại lý đối với cơ sở nhận hàng gửi bán:

– Khi nhận được hàng từ bên giao hàng gửi bán:

+ Nếu DN sử dụng QĐ 48 để hạch toán:

> khi nhân hàng từ bên đại lý về bán

Nợ TK 003: giá trị hàng nhận bán đại lý

> khi xuất hàng bán hoặc xuất trả lại đại lý

Có TK  003

+ Nếu DN sử dụng TT 200 để hạch toán: thì kế toán chỉ theo dõi trên Báo cáo tài chính (Thuyết minh BCTC) về phần giá trị hàng nhận bán đại lý.

(Hệ thống tài khoản theo TT 200 không có tài khoản ngoại bảng nói chung và TK 003 nói riêng).

– Khi bán được hàng đã nhận về:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT (đối với DN kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ) hoặc hóa đơn bán hàng (đối với DN kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp), chứng từ thanh toán,…kế toán phản ánh số tiền bán hàng phải trả cho bên giao hàng để gửi bán đại lý:

Nợ TK 111, 112, 131,…

     Có TK 331: phải trả cho bên gửi bán theo tổng giá thanh toán.

Đồng thời: Có TK 003: giá trị hàng đã bán

– Hàng kỳ, khi xác định khoản doanh thu về hoa hồng bán đại lý được hưởng:

Nợ TK 331: Tổng hoa hồng được hưởng bao gồm thuế

     Có TK 511: Doanh thu về hoa hồng được hưởng

     Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp về doanh thu hoa hồng được hưởng (nếu có).

– Khi trả tiền bán được hàng cho bên giao hàng đại lý:

Nợ TK 331: Số tiền trả cho bên giao hàng gửi bán đại lý

     Có TK 111, 112,…

Ví dụ:

Nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng cho doanh nghiệp B lô hàng có giá vốn 12 triệu đồng, giá bán 20 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, hoa hồng được hưởng 4%. Cuối tháng, đại lý đã bán được toàn bộ số hàng thu bằng tiền mặt, chuyển toàn bộ số tiền bán hàng cho DN B sau khi trừ hoa hồng được hưởng bằng chuyển khoản. Nêu rõ quy trình cách hạch toán hàng gửi bán đại lý nêu trên. DN sử dụng Thông tư 200 để hạch toán.

Định khoản:

– Khi bán được hàng:

Nợ TK 111: 22.000.000

     Có TK 331: 22.000.000

– Doanh thu hoa hồng được hưởng:

Nợ TK 331: 8.800.000

     Có TK 511: 800.000 (20.000.000*4%)

     Có TK 3331: 800.000

– Khi trả tiền hàng cho bên giao đại lý:

Nợ TK 331: 13.200.000 (22.000.000 – 8.800.000)

     Có TK 112: 13.200.000

Hiểu được bản chất quy trình cách hạch toán hàng gửi bán đại lý để thực hiện lập các báo cáo thuế, lên sổ sách và lập báo cáo tài chính chính xác cho DN.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận