Phương pháp hạch toán bảo hành công trình xây dựng

Mỗi nhà thầu thi công phải có trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng theo quy định. Vậy hạch toán bảo hành công trình xây dựng thì kế toán viên phải hạch toán như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé!

Các khoản dự phòng phải trả

Để hạch toán bảo hành công trình xây dựng chính xác nhất chúng ta cần liệt kê các khoản dự phòng phải trả

Tài khoản 352 – Dự phòng phải trả có 4 tài khoản cấp 2 gồm:

+ Tài khoản 3521 – Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa: Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho số lượng sản phẩm, hàng hóa đã xác định là tiêu thụ trong kỳ.

+ Tài khoản 3522 – Dự phòng bảo hành công trình xây dựng: Tài khoản này dùng để phản ánh số dự phòng bảo hành công trình xây dựng đối với các công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ.

+ Tài khoản 3523 – Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp (DN): Tài khoản này phản ánh số dự phòng phải trả cho hoạt động tái cơ cấu DN, như chi phí di dời địa điểm kinh doanh, chi phí hỗ trợ người lao động…

+ Tài khoản 3524 – Dự phòng phải trả khác: Tài khoản này phản ánh các khoản dự phòng phải trả khác theo quy định của pháp luật ngoài các khoản dự phòng đã được phản ánh nêu trên, như chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí thu dọn, khôi phục và hoàn trả mặt bằng, dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật lao động, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, TSCĐ định kỳ…

Nghiệp vụ hạch toán bảo hành công trình xây dựng

phuong-phap-hach-toan-bao-hanh-cong-trinh-xay-dung
Nghiệp vụ hạch toán bảo hành công trình xây dựng

a. Việc trích lập hạch toán bảo hành công trình xây dựng được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc kỳ kế toán cuối năm, khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

      Có TK 352 – Dự phòng phải trả

b. Khi phát sinh các chi phí liên quan đến dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài tùy theo từng trường hợp cụ thể được xử lý như sau:

+ Trường hợp không có bộ phận bảo hành độc lập:

  • Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ TK 621, 622, 623, 627

Nợ TK 133 (1331) – nếu được khấu trừ thuế

      Có các TK 152, 153, 214, 331, 334, 338…

  • Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí, ghi:

Nợ TK 154 (1544 – Chi phí bảo hành xây lắp)

       Có TK 621, 622, 623, 627

  • Khi sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả

      Có TK 154 (1544): Kết chuyển chi phí bảo hành công trình xây lắp thực tế phát

+ Trường hợp có bộ phận bảo hành độc lập

  • Số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 352 – Dự ph.ng phải trả

       Có TK 336 – Phải trả nội bộ

  • Khi trả tiền cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về các chi phí bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

       Có TK 111, 112

+ Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 352 – Dự ph.ng phải trả

      Có TK 711 – Thu nhập khác

Trên đây là bài chia sẻ của kế toán Việt Hương về nghiệp vụ hạch toán bảo hành công trình xây dựng. Nếu trong quá trình xử lý công việc bạn có thắc mắc hay câu hỏi gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé~

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...