Các điểm mới có trong thông tư 107/2017/TT-BTC

Đánh giá

Các điểm mới có trong thông tư 107

Thông tư 107/2017/TT-BTC được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018. Thay thế Quyết định 19/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Và Thông tư 185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.

Tải về: Thông tư 107/2017/TT-BTC

cac-diem-moi-co-trong-thong-tu-107-2017-tt-btc

 

Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ với các bạn: Các điểm mới có trong thông tư 107/2017/TT-BTC qua bài viết dưới đây.

1. Về chứng từ kế toán

Theo quy định tại Quyết định 19 và Thông tư 185

 Thông tư 107

Phải sử dụng thống nhất mẫu theo quy định

Chứng từ kế toán được phân loại và quy định cụ thể thành 2 loại:

Chứng từ thuộc loại bắt buộc và chứng từ được tự thiết kế.

Trường hợp các đơn vị có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù chưa có mẫu chứng từ quy định. Thì áp dụng mẫu chứng từ quy định tại chế độ kế toán riêng trong các văn bản pháp luật khác. Không được tự thiết kế và sử dụng mẫu chứng từ khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận

Chứng từ thuộc loại bắt buộc bao gồm 4 loại sau: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Biên lai thu tiền.

Chứng từ được tự thiết kế: Ngoài 4 loại chứng từ kế toán bắt buộc kể trên. Và chứng từ bắt buộc quy định tại các văn bản khác đơn vị được tự thiết kế mẫu chứng từ. Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán.

2. Về tài khoản kế toán

Theo quy định tại Quyết định 19 và Thông tư 185

 Thông tư 107

Bao gồm 7 loại:Chi tiết và cụ thể hơn với 10 loại tài khoản, bao gồm:

Từ Loại 1 đến Loại 6 là các tài khoản trong bảng được  phân loại và chia thành các nhóm:

Tiền và vật tư; Tài sản cố định; Thanh toán; Nguồn kinh phí: Nguồn vốn kinh doanh, các quỹ, nguồn kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí theo đơn đặt hàng nhà nước…; Các khoản thu và các khoản chi.

Các loại tài khoản trong bảng: là tài khoản từ loại 1 đến loại 9. Được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Được phân chia theo tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính) tại đơn vị phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán. Trong đó phân loại lại một số tài khoản: phải thu, phải trả. Và bổ sung thêm các nhóm tài khoản mới: Doanh thu, chi phí, thu nhập khác, chi phí khác, xác định kết quả kinh doanh…

Loại tài khoản ngoài bảng: là tài khoản loại 0. Được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Liên quan đến ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước. Được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ và theo các yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nước

Bỏ một số TK như TK 312 – Tạm ứng. TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động. TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. TK 521 – Thu chưa qua Ngân sách, TK 661 – Chi hoạt động…

Bổ sung thêm một số TK mới như: TK 137 – Tạm chi. TK 141 – Tạm ứng. TK 611 – Chi phí hoạt động. TK 014 – Phí được khấu trừ để lại. TK 018 – thu hoạt động khác được để lại…

Đổi tên một số TK: 334 – Phải trả người lao động. TK 331 – Phải trả cho người bán. TK 336 –  Phải trả nội bộ. TK 337 – Tạm thu. TK 511 – Thu hoạt động do NSNN cấp…

3. Sổ sách kế toán

Theo quy định tại Quyết định 19 và Thông tư 185

 Thông tư 107

Sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

Phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo mục lục ngân sách nhà nước làm cơ sở lập báo cáo quyết toán và yêu cầu của nhà tài trợ.

4. Về báo cáo quyết toán

Theo quy định tại Quyết định 19 và Thông tư 185Thông tư 107

– Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm.

– Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập vào cuối kỳ kế toán năm

– Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động

– Sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu báo cáo quyết toán. Các danh mục báo cáo tài chính bao gồm mẫu báo cáo tài chính đầy đủ. (Từ mẫu B01/BCTC đến B04/BCTC) Và mẫu báo cáo tài chính đơn giản theo Phụ lục số 04

– Đối với báo cáo tài chính: Kỳ hạn lập báo cáo vào cuối kỳ kế toán năm (thời điểm 31/12) theo quy định của Luật Kế toán.

– Đối với báo cáo quyết toán, có 2 loại: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và Báo cáo quyết toán nguồn khác.

+ Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước: Lập báo cáo theo kỳ kế toán năm. Tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước (ngày 31/1 năm sau) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Báo cáo quyết toán kinh phí nguồn khác: Lập báo cáo quyết toán năm. Đơn vị phải lập báo cáo quyết toán khi kết thúc kỳ kế toán năm (sau ngày 31/12). Trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo theo kỳ kế toán khác. Thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận