Nợ phải thu khó đòi – hồ sơ xác định nợ phải thu khó đòi

Theo dõi công nợ phải thu là một phần quan trọng của kế toán. Kế toán phải thường xuyên đôn đốc công nợ khách hàng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khách hàng nợ lâu, không thanh toán, và thậm chí là không còn khả năng thanh toán. Khi gặp trường hợp này kế toán thanh toán phải xử lý thế nào cho đúng? Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu cụ thể về nợ phải thu khó đòi. Tìm hiểu ngay nhé!

1. Căn cứ pháp lý

– Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014: Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản.

Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

2. Nợ phải thu khó đòi là gì?

Theo Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định: “Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.

Theo Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định: “Nợ phải thu khó đòi là khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi“.

3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi được tính vào chi phí doanh nghiệp

– Những khoản Nợ phải thu theo nguyên tắc kế toán khi đủ điều kiện để chứng minh là Nợ phải thu khó đòi thì sẽ được tiến hành trích lập dự phòng. 

– Những khoản nợ phải thu khó đòi này được xác định là khoản chi phí kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh và giá trị của các khoản nợ phải thu khó đòi không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

4. Khi nào được xác định là Nợ phải thu khó đòi

Theo điểm 1.4 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC xác định Nợ phải thu khó đòi khi:

Cách xác định nợ phải thu khó đòi
Cách xác định nợ phải thu khó đòi

5. Hồ sơ xác định nợ phải thu khó đòi

Quy định về hồ sơ nợ phải thu khó đòi
Quy định về hồ sơ nợ phải thu khó đòi

Ngoài ra theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định:

– Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp như: hợp đồng kinh tế; khế ước vay nợ; cam kết nợ; bản thanh lý hợp đồng (nếu có); đối chiếu công nợ (nếu có); văn bản đề nghị đối chiếu công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát); bảng kê công nợ và các chứng từ khác có liên quan.

– Trường hợp đối với tổ chức kinh tế:

+ Đối tượng nợ đã phá sản: có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản.

+ Đối tượng nợ đã ngừng hoạt động, giải thể: có văn bản xác nhận hoặc thông báo bằng văn bản/thông báo trên trang điện tử chính thức của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể; hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp, tổ chức khởi kiện ra tòa án theo quy định, có bản án, quyết định của tòa và có ý kiến xác nhận của cơ quan thi hành án về việc đối tượng nợ không có tài sản để thi hành án.

+ Đối với khoản nợ phải thu những đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật; khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bán nợ.

– Trường hợp đối với cá nhân:

+ Giấy chứng tử (bản sao chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng nợ đã chết.

+ Lệnh truy nã; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với đối tượng nợ đã bỏ trốn; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật về việc đối tượng nợ không còn ở nơi cư trú đối với khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông; hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án.

6. Doanh nghiệp cần lập hồ sơ nợ phải thu khó đòi bao gồm:

– Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).

Bảng kê chi tiết khoản nợ phải thu
Bảng kê chi tiết khoản nợ phải thu

– Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán. Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

– Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện trích lập dự phòng liên quan đến các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.

7. Thẩm quyền xử lý nợ phải thu khó đòi

Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý do doanh nghiệp lập và các bằng chứng liên quan đến khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật. Thành phần Hội đồng xử lý do doanh nghiệp tự quyết định.

8. Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn tử trên 6 tháng đến dưới 1 năm

50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm

70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

9. Thời điểm lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Thời điểm lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được thực hiện khi lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc:

– Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

– Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bài viết trên Kế Toán Việt Hưng đã chia sẻ về các nội dung cơ bản liên quan đến nợ phải thu khó đòi. Mời bạn đón đọc bài viết tiếp theo về cách trích lập và hạch toán nợ phải thu khó đòi. Và đừng quên ghé fanpage để nhận thông tin kế toán hữu ích mỗi ngày!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...