Hạch toán kế toán tiền mặt | Nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền mặt hầu như trong doanh nghiệp nào cũng phát sinh. Vậy nhân viên kế toán trong doanh nghiệp hạch toán tài khoản tiền mặt như thế nào? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ về tiền mặt một cách chi tiết nhất.
1. Tìm hiểu khái quát về tài khoản tiền mặt trong hạch toán kế toán
Tài khoản tiền mặt dùng để phản ánh tình hình thu chi, tồn quỹ trong doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt, ngoại tệ, tiền tệ và vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Số tiền được phản ánh vào tài khoản này là số thực tế nhập, xuất và tồn quỹ.
Tài khoản dùng để hạch toán tiền mặt được ký hiệu là TK 111.
Tài khoản 111 – Tiền mặt sẽ được chia thành 2 tài khoản cấp 2 đó là:
- TK 1111 – Tiền Việt Nam: phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt của doanh nghiệp
- Tài khoản 1112 – Tiền ngoại tệ: phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra tiền ghi sổ kế toán.
Trong khi hạch toán tài khoản tiền mặt 1111, kế toán cần nắm bắt được các nội dung phản ánh tài khoản tiền mặt như sau:
- Bên NỢ: Các khoản tiền mặt tại quỹ tăng sẽ được phản ánh vào tài khoản tiền mặt. Ví dụ như nhập quỹ tiền mặt, thừa khi kiểm kê, chênh lệch tỷ giá tăng….
- Bên CÓ: Phản ánh các khoản tiền mặt tại quỹ bị giảm do chi ra để mua hàng hóa, thiếu khi kiểm kê, chênh lệch tỷ giá giảm.
- Số dư bên NỢ: Phản ánh số tiền mặt còn tồn lại trong quỹ của doanh nghiệp
2. Một số chứng từ quan trọng phải có trong hạch toán tiền mặt
Trong hạch toán các khoản liên quan đến tiền mặt có rất nhiều chứng từ kế toán liên quan, trong đó có một số chứng từ phổ biến đó là:
- Phiếu thu – chi
- Phiếu đề nghị thanh toán và tạm ứng
- Chứng từ ghi sổ
- Các hợp đồng liên quan
- Hóa đơn giá trị gia tăng….
3. Hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ về tiền mặt cơ bản
Hạch toán tiền mặt tức là phản ánh lại tình hình tăng giảm tiền mặt, ngoại tệ trong doanh nghiệp.
3.1 Một số nghiệp vụ tăng tiền mặt trong quỹ doanh nghiệp
(1) Nhập quỹ tiền mặt bằng cách rút tiền ngân hàng.
Ghi nợ: TK 111(1111) Tiền mặt
Ghi có: TK 112 Tiền gửi ngân hàng.
(2) Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, ký quỹ, ký cược hoặc thu hồi khoản cho vay.
Ghi nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 635 (TK 515) – Chênh lệch giữa giá mua và bán
Ghi có TK 121, 128 – Chứng khoán, kinh doanh, đầu tư
Có TK 221, 222
Có TK 244
(3) Các khoản nợ phải thu khi được thu hồi về doanh nghiệp để nhập quỹ
Ghi nợ TK 111- Tiền mặt
Ghi có TK 131,136, 138, 141 – Các khoản phải thu của khách hàng.
(4) Một số khoản đi vay bằng tiền mặt
Ghi nợ TK 111 – Tiền mặt
Ghi có TK 341 – Các khoản đi vay
(5) Ký cược, ký quỹ của doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, vàng, bạc, đá qúy…
Ghi nợ TK 111- Tiền mặt
Ghi có TK 344- Nhận thế chấp, ký quỹ, ký cược dài hạn
(6) Các khoản thu từ việc bán hàng về nhập quỹ tiền mặt
- Với doanh nghiệp khấu trừ thuế GTGT:
Ghi nợ TK 111 – Tiền mặt
Ghi có TK 511, 515, 711 – Doanh thu chưa thuế
Có TK 333- Thuế GTGT
(7) Với doanh nghiệp tính thuế GTGT trực tiếp:
Ghi nợ TK 111 – Tiền mặt
Ghi có TK 511 – Doanh thu đã có thuế.
(8) Các khoản thừa tiền mặt khi làm công tác kiểm kê
Ghi nợ TK 111 – Tiền mặt
Ghi có TK 338 – Khi chưa xác định được nguyên nhân bị thừa
3.2 Một số nghiệp vụ giảm tiền mặt trong quỹ doanh nghiệp
(1) Nộp tiền mặt vào ngân hàng
Ghi nợ TK 112
Ghi có TK 111
(2) Xuất tiền mặt chi cho việc đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn
Ghi nợ TK 121, 228- Đầu tư chứng khoán ngắn, dài hạn
Nợ TK 222 – Vốn góp
Nợ TK 224- Ký quỹ, ký cược ngắn, dài hạn
Ghi có TK 111- Tiền mặt
(3) Trường hợp xuất tiền mặt chi cho việc tạm ứng, trả các khoản nợ ngắn, dài hạn
Ghi nợ TK 141- Tạm ứng
Nợ TK 331, 333, 334, 336, 338, 341, 342
Ghi có TK 111- Tiền mặt
(4) Xuất tiền mặt mua nguyên vật liệu, tài sản cố định
Ghi nợ TK 151, 152, 153, 156, 211
Nợ TK 133( tính thuế GTGT theo pp khấu trừ)
Ghi có TK 111- Tiền mặt
Ghi nợ TK 151,152,153, 156, 211 ( tính thuế GTGT theo pp trực tiếp)
Ghi có TK 111- Tiền mặt
(5) Các khoản phát hiện thiếu tại quỹ khi thực hiện công tác kiểm kê
Ghi nợ TK 138- chưa xác định được nguyên nhân
Ghi có TK 111- Tiền mặt
3.3 Một số trường hợp liên quan đến ngoại tệ
(1) Khi phát sinh các nghiệp vụ làm tăng ngoại tệ
- Doanh nghiệp bán hàng thu về tiền mặt nhập quỹ
Ghi nợ TK 111- Tiền mặt
Ghi có TK 511- theo tỷ giá thực
Có TK 133- Thuế GTGT
- Tăng ngoại tệ do thu hồi các khoản nợ có gốc là ngoại tệ
Ghi nợ TK 111- Ghi theo tỷ giá thực tế
Nợ TK 635( hoặc 515)- Chênh lệch tỷ giá thực tế
Ghi có TK 131, 136- Ghi tỷ giá thực tế ghi sổ
(2) Một số nghiệp vụ giảm ngoại tệ
- Dùng ngoại tệ mua vật tư, hàng hóa
Ghi nợ TK 152, 153, 156…
Nợ TK 133
Nợ TK 635( hoặc 515)
Ghi có TK 1112
- Bán ngoại tệ thu tiền mặt nhập quỹ
Ghi nợ TK 111, 131
Nợ TK 635( hoặc 515)
Ghi có TK 1112
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Trên đây là hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ tiền mặt chi tiết bạn nên tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích và giúp bạn đọc rút ra những kinh nghiệm hạch toán trong ngành kế toán. Chúc các bạn luôn may mắn và thành công!