Cách trích lập và hạch toán nợ phải thu khó đòi năm 2022

Đánh giá

Như bài viết trước, Kế Toán Việt Hưng đã chia sẻ chi tiết về các nội dung liên quan đến nợ phải thu khó đòi. Bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hạch toán nợ phải thu khó đòi. Mời bạn cùng theo dõi!

Cách hạch toán nợ phải thu khó đòi ở mọi trường hợp là giống nhau?

Việc hạch toán nợ phải thu khó đòi sẽ tùy thuộc các trường hợp thực tế tại doanh nghiệp. Dưới đây là các trường hợp cụ thể cùng cách hạch toán chi tiết!

a) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

      Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

b) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi hạch toán nợ phải thu khó đòi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

      Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

c) Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xóa những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xóa các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp

Nợ các TK 111, 112, 331, 334…(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

      Có các TK 131, 138, 128, 244…

Cách hạch toán nợ phải thu khó đòi
Cách hạch toán nợ phải thu khó đòi

d) Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xóa nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

Nợ các TK 111, 112,…

      Có TK 711 – Thu nhập khác.

đ) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận, tùy từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận hạch toán nợ phải thu khó đòi như sau:

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

      Có các TK 131, 138,128, 244…

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

      Có các TK 131, 138,128, 244…

Lưu ý:

Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ có phát sinh cả nợ phải thu và nợ phải trả, căn cứ biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên để doanh nghiệp trích lập dự phòng trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả của đối tượng này.

Công thức tính mức trích lập dự phòng của từng khoản nợ quá hạn
Công thức tính mức trích lập dự phòng của từng khoản nợ quá hạn

Ví dụ 1: Năm 2021, Công ty Việt Hưng có phát sinh công nợ bán hàng cho Công ty Thịnh Phát. Đến tháng 07/2022, Công ty Thịnh Phát đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả. Công ty Việt Hưng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau

– Hợp đồng ngày 01/04/2021, Tổng nợ phải trả 55 triệu, quá hạn thanh toán 13 tháng

– Hợp đồng ngày 15/10/2021, tổng nợ phải trả 190 triệu, quá hạn thanh toán 9 tháng

==> Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của hợp đồng ngày 01/04/2021 là:

55 triệu x 50% = 27.500.000đ

==> Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu của hợp đồng ngày 15/10/2021 là:

190 triệu x 30% = 57.000.000đ

Ví dụ 2: Năm 2022, Công ty Việt Hưng có phát sinh công nợ phải thu khó đòi của Công ty Tuấn Tiến như sau

– Hợp đồng 01/VH-2021, trị giá 100 triệu đồng đã quá hạn phải trả 8 tháng

– Hợp đồng 05/VH-2021, trị giá 50 triệu, quá hạn phải trả 3 năm

Đồng thời phát sinh công nợ phải trả Tuấn Tiến là 20 triệu đồng

==> Tổng nợ phải thu quá hạn là 150 triệu đồng

Và số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả với Công ty Tuấn Tiến là: 130 triệu đồng.

+ Mức trích lập dự phòng với nợ phải thu của hợp đồng 01/VH-2021 là:

100 triệu đồng/150 triệu x 130 triệu x 30% = 26.000.000 đồng

+ Mức trích lập dự phòng với nợ phải thu của hợp đồng 05/VH-2021 là:

50 triệu đồng/150 triệu x 130 triệu x 100% = 42.900.000

Cách phản ánh dự phòng nợ phải thu khó đòi trên Báo cáo tài chính

– Khi nợ phải thu được xác định là khó đòi thì kế toán được trích lập dự phòng

– Tài khoản để phản ánh nợ phải thu khó đòi là TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản

– TK 229 – Được phản ánh tại Mã 137 – trên Bảng cân đối kế toán (đối với Thông tư 200/2014/TT-BTC)

– Phần trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi – được ghi trong dấu ngoặc đơn trên Bảng cân đối kế toán

Phản ánh nợ phải thu khó đòi trên BCTC
Phản ánh nợ phải thu khó đòi trên BCTC

– Và khoản nợ phải thu khó đòi sẽ được thể hiện trên Thuyết minh Báo cáo tài chính

Khoản nợ được thể hiện trên BCTC
Khoản nợ được thể hiện trên BCTC

Chú ý:

Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi sau khi đã có quyết định xử lý theo quy định trên, doanh nghiệp phải theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập.

Trên đây Kế Toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn chi tiết về trường hợp nợ phải thu khó đòi. Mọi thắc mắc xin các bạn gửi về nhóm “CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN” của chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết và cụ thể nhất nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận