Cách lập biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ phải thu, phải trả

Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ | Biên bản đối chiếu công nợ là chứng từ để kế toán thanh toán kiểm tra, đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp. Biên bản đối chiếu công nợ cũng là một chứng từ quan trọng trong kế toán. Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn cách lập Biên bản đối chiếu công nợ

biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ
Cách lập biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ phải thu, phải trả

1. Mục đích lập biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng/nhà cung cấp

Biên bản đối chiếu công nợ là chứng từ kế toán để hai bên mua bán đối chiếu và xác nhận công nợ với nhau.

– Khi cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp thì biên bản đối chiếu công nợ là chứng từ quan trọng để kiểm tra xem các giao dịch mua bán có được thanh toán theo đúng quy định của pháp luật không?

Chú ý: Những hóa đơn có tổng tiền thanh toán (cả thuế từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán bằng chuyển khoản thì mới được tính vào chi phí hợp lý và khấu trừ thuế GTGT đầu vào)

2. Cách lập biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ phải thu, phải trả

Yêu cầu chung của Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ:

– Trên Biên bản phải thể hiện bên bán và bên mua

– Khoảng thời gian xác nhận công nợ

– Số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ

– Ký nhận và đóng dấu của Giám đốc doanh nghiệp

2.1. Số Dư Nợ đầu kỳ

Thể hiện số tiền còn phải thu của khách hàng hoặc phải trả nhà cung cấp

– Đối với Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ phải thu của khách hàng

+ Nếu số dư đầu kỳ dương tức là số tiền còn phải thu của khách hàng

+ Nếu số dư đầu kỳ âm tức là số tiền khách hàng trả thừa

– Đối với Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ phải trả nhà cung cấp

+ Nếu số dư đầu kỳ dương tức là số tiền còn phải trả nhà cung cấp

+ Nếu số dư đầu kỳ âm tức là số tiền trả thừa nhà cung cấp

2.2. Phát sinh trong kỳ

*)Thể hiện Tổng tiền bán cho khách hàng hoặc Tổng tiền phải thanh toán cho nhà cung cấp

Trong mục Phát sinh trong kỳ cần nêu được các nội dung sau

– Ngày tháng mua/bán hàng hóa, dịch vụ

– Số hóa đơn GTGT phát hành

– Tên hàng hóa, dịch vụ mua/bán

– Số lượng hàng hóa, dịch vụ mua/bán

– Tổng số tiền phải thu của khách hàng hoặc phải trả nhà cung cấp

*) Tổng số tiền phải thu của khách hàng hoặc phải trả nhà cung cấp

– Ngày tháng trả tiền

– Hình thức trả tiền: Tiền mặt (đối với các hóa đơn dưới 20 triệu đồng), hoặc chuyển khoản

2.3. Tổng hợp lại

Cuối kỳ (tháng/quý/năm) còn nợ khách hàng hoặc nhà cung cấp số tiền bao nhiêu

3. Ví dụ mẫu Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ phải thu của khách hàng

biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ
Mẫu Biên bản đối chiếu Công nợ

TẢI VỀ: Mẫu Biên bản đối chiếu Công nợ 

XEM THÊM:

Thực trạng kế toán công nợ phải thu phải trả tại doanh nghiệp

Cách quản lý công nợ phải trả, phải thu hiệu quả nhất

Các khóa học Kế toán Online tại Việt Hưng

Trên đây Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn cách lập Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ Công nợ phải thu/phải trả. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thể làm tốt hơn công việc của kế toán thanh toán. Mọi thắc mắc các bạn liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...