Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu trong công ty thương mại

Hiện nay ngành kế toán xuất nhập khẩu đang trở thành một ngành hot được rất nhiều bạn trẻ hướng theo bởi vì có nhiều cơ hội việc làm tốt, thu nhập tương xứng với năng lực và kinh nghiệm. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển thì môi trường trao đổi hàng hóa trong nước với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Hàng hóa được xuất, nhập khẩu liên tục yêu cầu cần có những người kế toán chuyên về xuất nhập khẩu.Vậy nhiệm vụ và công việc của họ là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết băn khoăn về công việc và nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu trong công ty thương mại.

kế toán xuất khẩu
Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu trong công ty thương mại

1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động thương mại

a. Thế nào là hoạt động thương mại ?

– Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm rnục đích sinh lời khác.

– Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận,

– Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thể Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

– Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biết nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là một tổ chức được phép kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu hằng hóa theo quy định.

b. Đặc điểm hoạt động thương mại

– DN thương mại được giao nhiệm vụ là tổ chức lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiên dùng qua hình thức mua và bán hàng hoá

– Hàng hóa là sản phẩm lao động được DN mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ)

Hàng hoá gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản (tàu thuyền, xe máy, máy bay…) khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán

– Trong DN thương mại, hàng hóa được xem là đối tượng đặc trưng nhất, vốn hàng hóa là vốn chủ yếu nhất, nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa phát sinh thường xuyên và chiếm một khối lượng công việc rất lớn

Tài sản của DN thương mại là toàn hộ tài sản thuộc quyền sử hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp DN, phục vụ cho hoạt động thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho hàng, trang thiết bị, hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung

Do vậy, nội dung kế toán chủ yếu và đặc thù của DN thương mại là kế toán hàng hóa (kế toán quá trình luân chuyển hàng hoá) bao gồm: kế toán mua hàng, dự trữ hàng hoá và bán hàng hoá, lưu chuyển hàng hóa là quá trình vận động của hàng hóa, khép kín một vòng luân chuyển của hàng hóa trong DN thương mại dịch vụ.

Lưu chuyển hàng hóa bao gồm 3 khẩu: mua vào, dự trữ và bán ra.

Trong điểu kiện kinh doanh hiện nay, các DN thương mại cần tính toán dự trữ khả năng kinh doanh để quyết định lượng hàng hoá mua vào và để đảm bảo mức dự trữ hàng hóa hợp lý, tránh để số lượng hàng hóa tồn kho quá lớn, kéo dài vòng luần chuyển của hàng hóa. Xu hướng chung là cần giảm lượng hàng hóa dự trữ, đảm bảo tiết kiểm chi phí, tránh qua nhiều khâu trung gian trong quá trình mua bán hàng hóa.

Tổ chức kế toán nghiệp vụ hàng hóa là nội dung tổ chức kế toán đặc trưng của DN thương mại và có ý nghĩ quan trọng đối với toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, giúp quản lý và kiểm soát tài sản chặt chẽ, có vai trò quan trọng trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành các chính sách, chế độ kinh tế, tài chính…

Yêu cầu quản lý

Quản lý hàng hóa chặt chẽ trong khâu dự trữ như:

  • Theo dõi chi tiết cả 2 chỉ tiêu: Số lượng và Giá trị
  • Theo dõi từng nơi bảo quản, từng người chịu trách nhiệm vật chất
  • Thông nhất giữa các bộ phận quản lý: phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, thủ kho.. về tên gọi, nhãn hiệu, quy cách, mã số, phương pháp tính giá.

Chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống.

2. Nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu

Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh Thương mại dịch vụ là thực hiện việc tổ chức lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng xã hội. Trong quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, kế toán giữ vai trò quan trọng là công cụ để điều hành quản lý các hoạt động kinh doanh diễn ra trong doanh nghiệp, thực hiện việc bảo về tãi sản, vắt tư tiền vốn của doanh nghiệp nhằm bảo đảm quyển chủ đồng sản xuất, kinh doanh, tự chủ về tài chính

Để thực hiện tốt vai trò là cổng cụ quản lý đắt lực cho việc điểu hành doanh nghiệp thương mại dịch vụ cẩn thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:

– Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vât tư tiền vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua đó tính toán chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ;

– Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có và trình hình mua, dự trữ, bán hàng hóa về mặt số lượng, giá trị từng lần mua, bán từng nhà cung cấp, từng khách hàng

– Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán, phát hiện kịp thời các hành vi tham ô lãng phí tài sản, tiền vốn của nhà nước, của tập thể,

– Cung cấp thông tin đẩy đủ, kịp thời, trung thực và hữu ích phục vụ cho việc điểu hành quản lý doanh nghiệp.

3. Yêu cầu cần có của một kế toán XNK

– Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành có liên quan như Kế toán – Kiểm toán, Tài chínhKinh tế, Xuất nhập khẩu, Thương mại Quốc tế, Ngân hàng, Quan hệ quốc tế, Hải quan,…

– Biết nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nắm vững các quy trình xuất – nhập khẩu, các thủ tục xuất nhập khẩu, chứng từ

– Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: Thủ tục thanh lý, khai báo định mức hải quan… và những công việc liên quan đến xuất nhập khẩu

– Thông thạo ngoại ngữ (khả năng giao dịch thương mại tốt)

– Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và phần mềm quản lý

– Có khả năng lập kế hoạch và kỹ năng trình bày

– Hiểu biết mọi thứ rộng có liên quan đến công việc như các phương thức thanh toán quốc tế, các phương thức vận tải quốc tế, điều kiện thương mại quốc tế, các văn bản pháp lý,…

– Cẩn thận, tỉ mỉ và trung thực trong công việc 

Khả năng giao tiếp ứng xử tốt trong công việc, chịu được áp lực công việc 

4. Công việc chính kế toán xuất nhập khẩu

  • Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng.
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng.
  • Thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiến lược công ty đã đề ra.
  • Thường xuyên liên lạc, chăm sóc và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp, thu thập và đánh giá thông tin phản hồi từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh.
  • Tham mưu cho trưởng phòng kinh doanh chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu đồng thời lập báo cáo nội bộ và báo cáo với các cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Thực hiện các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp.
  • Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Kết hợp cùng với kế toán, thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng.
  • Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.

Trên đây là một số những kiến thức liên quan đến kế toán xuất nhập khẩu. Hy vọng các bạn có thể từ đây hình dung được những công việc và nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...