Hướng dẫn định khoản giảm giá hàng bán mới nhất

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Hãy cùng tham khảo bài viết ngay sau đây của kế toán Việt Hưng giảm giá hàng bán theo thông tư 200 tài khoản 5213

huong-dan-dinh-khoan-giam-gia
Hướng dẫn định khoản giảm giá hàng bán mới nhất

Quy định pháp luật về giảm giá hàng bán

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ – CP nghị định quy định chi tiết “Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại” được quy định như sau:

Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá)

1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định này.

2. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể.

3. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.

4. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.

5. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy:

– Đối với trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại, giảm giá) thì được khuyến mại, giảm giá 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ. Hạn mức khuyến mại, giảm giá 100% cũng được áp dụng với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng quyết định.

– Bên cạnh đó hạn mức khuyến mại, giảm giá không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại

LƯU Ý

– DN không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp không được khuyến mại theo mô hình đa cấp, trong đó đối tượng khuyến mại gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, người trước được hưởng lợi ích từ việc mua hàng của người sau.

– Riêng với trường hợp khuyến mại theo hình thức: Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; Khuyến mại bằng hình thức giảm giá; Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng.

⇒ Khi đó “Tiền” không được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

1. Lưu ý về chế độ kế toán áp dụng

– Nếu Doanh nghiệp bạn sử dụng chế độ Thông tư 200 thì hạch toán Giảm giá hàng bán vào TK: 5213

– Nếu Doanh nghiệp bạn sử dụng chế độ Thông tư 133 thì hạch toán Giảm giá hàng bán vào TK: 511

2. Hạch toán giảm giá hàng bán

– Tài khoản 5213 – giảm giá hàng bán dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán.

Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hành và phát hành hoá đơn (Giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất…

– Trong kỳ kế toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ của Tài khoản 5213 “Giảm giá hàng bán”. Cuối kỳ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính thực hiện kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 5213 – giảm giá hàng bán

Bên Nợ:

Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.

Bên Có:

Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.

4. Cách hạch toán nghiệp vụ kế toán TK 5213

  1. Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng:

a) Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua, ghi:

Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán (Theo giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (Số thuế GTGT của hàng bán phải giảm giá)

Có các TK 111, 112, 131,. . .

b) Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:

Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán

Có các TK 111, 112, 131,. . .

  1. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 5213 – Giảm giá hàng bán.

Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề: Hướng dẫn định khoản giảm giá hàng bán. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...