Nhiệm vụ của kế toán xây lắp trong doanh nghiệp

Kế toán Việt Hưng chia sẻ về nhiệm vụ của kế toán xây lắp trong doanh nghiệp qua bài viết phía dưới đây. Kế toán xây lắp phải tập hợp chi phí cho từng hạng mục, từng công trình theo dõi qua nhiều kỳ kế toán. 

kế toán xây lắp
Nhiệm vụ của kế toán xây lắp trong doanh nghiệp

– Khi công trình hoàn thành, kế toán xây lắp cũng phải tính giá thành cho từng công trình cụ thể. 

– Vật tư xuất dùng phải phù hợp với định mức dự toán. 

– Phân bổ chi phí cho các công trình phải tương ứng với thời gian và giá trị công trình.

– Trích dự phòng bảo hành công trình vào giá thành và hạch toán chi phí bảo hành nếu có.

– Phải cập nhật các văn bản của Nhà nước liên quan đến giá đất đền bù.

1. Nhiệm vụ của kế toán xây lắp trong doanh nghiệp

  • Chịu sự phân công, phân nhiệm trực tiếp của Kế toán trưởng về việc quản lý từng công trình cụ thể. Trách nhiệm quản lý bắt đầu từ khi được phân công, phân nhiệm.
  • Kiểm tra, tham gia soạn thảo HĐKT bán ra.
  • Tiếp nhận, kiểm tra, lập phương án tối ưu DTNB các Dự án được giao (kiểm tra số lượng, giá cả mua vào, đối tác…).
  • Tìm kiếm, chọn lọc và tham gia thương thảo với nhà cung cấp trên cơ sở DTNB được duyệt.
  • Theo dõi quá trình triển khai Dự án bao gồm: Các hoạt động mua hàng của CBCNV, các hợp đồng cung cấp về tiến độ, số lượng, chất lượng, chứng từ hàng hóa dịch vụ.
  • Kiểm tra, theo dõi, đối chiếu, lập kế hoạch và thực hiện việc thanh quyết toán công nợ nội bộ (tạm ứng) và công nợ khách hàng thuộc các công trình, dự án mình theo dõi.
  • Theo dõi, đôn đốc, lập kế hoạch và thực thi thu hồi công nợ thuộc công trình, dự án mình đảm nhận.
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các hồ sơ, đề xuất và thực hiện thanh quyết toán.
  • Theo dõi quản lý chặt chẽ vật tư, trang thiết bị phục vụ công trình, lập kế hoạch thu hồi hoặc thanh lý sau khi công trình hoàn thành.
  • Tập hợp phân bổ chi phí, tính giá thành công trình, hạng mục công trình, lãi lỗ…
  • Định kỳ (hoặc đột xuất) thực hiện công tác giám sát, kiểm kê vật tư, chi tiêu tài chính tại công trình.
  • Trên cơ sở các quy định của Pháp luật và hợp đồng ký kết, thực hiện hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán với chủ đầu tư.
  • Phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ với các Phòng ban, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
  • Thường xuyên thu thập thông tin kinh tế, chính trị, các văn bản pháp quy, giá cả thị trường, thông tin về đối tác.
  • Hàng tuần báo cáo tình hình thu hồi công nợ (bao gồm công nợ chủ đầu tư, nhà cung cấp, nợ nội bộ).
  • Hàng tháng báo cáo chi phí, công nợ, vật tư, trang thiết bị công trình.
  • Quản lý, bảo quản các chứng từ dự toán, báo giá, lập hồ sơ theo dõi và cập nhật giá cả các loại hàng hoá, vật tư của toàn công ty để tạo thành cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho việc mua, bán và tính giá thành.
  • Hạch toán và mở sổ chi tiết cho tất cả các phần hành kế toán có liên quan.
  • Theo dõi tạm ứng mua TSCĐ, CCDC, BHLĐ (Công tác quản lý nói chung). Quy trình tạm ứng, hoàn ứng, thanh toán phải được thực hiện đúng quy trình kế toán.
  • Quản lý kho vật tư, tài sản cố định, công cụ dụng cụ, vật tư thừa trong quá trình thi công theo đúng nguyên tắc kế toán.
  • Chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát Thủ kho lập sổ sách, phiếu xuất nhập kho, thẻ kho theo dõi. 
  • Định kỳ, thường xuyên đối chiếu, kiểm kho để phát hiện, điều chỉnh kịp thời các sai lệch. 
  • Đề xuất bán thanh lý những vật tư, hàng hoá thừa không cần thiết nhằm thu hồi vốn.
  • Hạch toán và mở sổ chi tiết cho tất cả các phần hành kế toán có liên quan.
  • Công trình hoàn thành phải lập hồ sơ quyết toán công trình. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu – quyết toán của bên giao thầu.  

2. Công việc của kế toán xây lắp trong doanh nghiệp

  • Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự đoán khác. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại,…
  • Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành, hạng mục công trình từng sản phẩm, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý, có hiệu quả.
  • Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
  • Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp. Cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu ích về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Giám đốc.
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ cho việc quản trị.
  • Sắp xếp, lưu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán một cách khoa học.
  • Làm các công việc khác do cán bộ lãnh đạo phân công. 

Nếu bạn đang có định hướng làm việc trong doanh nghiệp làm kế toán xây dựng. Hãy nắm chắc nhiệm vụ và công việc của kế toán xây lắp. Chúc bạn thành công. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...