Các lưu ý khi làm kế toán tổng hợp phòng khám – viện tư

Đánh giá

Khi làm kế toán tổng hợp phòng khám – viện tư, công việc nào bạn cần lưu tâm? Để trở nên thành thạo, đâu là kỹ năng bạn cần trau dồi và nâng cấp? Bài viết hôm nay của Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này. Cùng tìm hiểu nhé!

Viện tư phòng khám là một mô hình doanh nghiệp xét về cách hạch toán sẽ có các đặc thù riêng. Ở phòng khám thì quy mô sẽ nhỏ hơn bệnh viện: với phòng khám thì các mã dịch vụ khám chữa bệnh sẽ ít hơn so với viện tư. Tuy nhiên cách xây dựng bộ khung hạch toán là như nhau.

Các lưu ý khi làm kế toán tổng hợp phòng khám – viện tư

Về kê khai thuế

Các bước kê khai thuế với viện tư phòng khám

– Khai thuế môn bài khi công ty mới thành lập: Hạn là 10 ngày sau khi công ty thành lập

– Nộp mẫu 08 khi phát sinh đăng ký ngân hàng mới

– Khai thuế GTGT hàng quý cho công ty viện tư: Chú ý việc phân bổ thuế GTGT hàng quý và phân bổ lại thuế vào cuối năm. Đặc biệt chú ý các bạn đưa vào dòng Doanh thu dịch vụ phòng khám là không chịu thuế tránh đưa vào dòng thuế 0% lại sai.

lưu ý khi làm kế toán tổng hợp phòng khám - viện tư
Lưu ý khi làm kế toán tổng hợp phòng khám – viện tư

Vì lý do: Với mảng viện tư dịch vụ khám chữa bệnh là không chịu thuế

Bán thuốc là chịu thuế 5% ( Lưu ý với thuốc thực phẩm chức năng là 10%)

– Kê khai lương và TNCN của bác sỹ: vì lương của bác sỹ khá là cao

– Lập tờ khai Thuế TNCN tạm tính hàng quý

– Lập Tờ khai QT TNDN cuối năm

Lưu ý kế toán tổng hợp phòng khám khi làm hồ sơ thanh tra BHXH

– Để hạch toán và xuất hóa đơn đúng cho bên BHXH cần đọc kỹ biên bản thanh tra của công ty bạn với BHXH để biết được số tiền được ghi nhận doanh thu lần này

Vì bên bảo hiểm sẽ xuất toán một số doanh thu bên công ty bạn khai báo do hồ sơ không đạt

– Lưu ý căn cứ xuất hóa đơn : Là căn cứ vào Biên bản thanh tra của BHXH

– Lưu ý thêm quý 4 hàng năm vào thời điểm cuối năm: Khi nào ghi nhận phần doanh thu mà bên BHXH chưa kịp thanh tra

– Về phản ánh các loại dịch vụ viện tư

+ Nếu làm bên nội bộ: Về nội bộ bạn nên chia phòng ban để theo dõi

Việc xuất thuốc, dụng cụ y tế, lương, doanh thu, chi phí theo phòng ban -> tập hợp lên BCTC thì bạn sẽ xem được báo cáo tài chính dưới dạng phòng ban -> Quản lý khoa học hơn so với tạo theo dịch vụ

+ Nếu bạn là kế toán tổng hợp phòng khám làm về thuế:

– Bạn cần theo dõi được doanh thu các loại dịch vụ khám chữa bệnh liên quan bên bạn phân theo từng loại khám dịch vụ chữa bệnh

Ví dụ: Dịch vụ Xét nghiệm, dịch vụ siêu âm…

– Bạn cần theo dõi thêm về các loại thuốc nào xuất cho các dịch vụ nào có thuộc gói thầu theo quy định hay không để đưa vào đúng gói của BHXH quy định

– Với dịch vụ khám chữa bệnh mà BHXH cùng chi trả thì phần còn lại bệnh nhân phải chịu 20% sẽ theo dõi riêng – Chú ý khi xuất hóa đơn cho đối tượng này bạn cần đầy đủ về hồ sơ

– Với chi phí lương trong viện tư cần phân ra

+ Lương cho bộ phận quản lý

+ Lương cho nhân viên bên khám BHXH

+ Lương cho nhân viên bên khám dịch vụ

– Về tài sản cố định:

+ Lưu ý với TSCĐ trong phòng khám bệnh viện 100% là dùng vào việc khám chữa bệnh dịch vụ- Do dó TSCĐ dù trên hóa đơn là 10% nhưng khi hạch toán các bạn chú ý: Tiện thuế GTGT được đưa vào nguyên giá nhé

+ Giá trị của TSCĐ = giá trị TSCĐ+ Chi phí lắp đặt. Chạy thử… Để hình thành ra nguyên giá

+ Thời gian trích khấu hao TSCĐ cũng áp dụng ở phụ lục I thông tư 45.

+ Hầu hết trong viện tư phòng khám thì TSCĐ chú yếu là cho vào phân bổ vào giá thành dịch vụ

– Về Công cụ dụng cụ

+ Trong phòng khám viện tư công cụ dụng cụ nhỏ khá nhiều – nếu bạn làm nội bộ thì xuất cho các phòng ban theo tuần/ tháng theo định mức được dùng

+ Đối với thuế xuất công cụ dụng cụ cho vào các dịch vụ theo định mức cho phép để khi thanh tra thuế hợp lý

– Về giá thành viện tư – phòng khám

+ Nếu bạn làm nội bộ theo dõi chi phí giá vốn theo phòng ban

+ Nếu bạn làm thuế theo dõi doanh thu – chi phí theo dịch vụ liên quan.

Những việc cần nắm rõ khi làm kế toán tổng hợp phòng khám

Nội dung tổng quát về loại hình kế toán viện tư nhân

– Hệ thống thông tư quy định cần lưu ý gì khi làm viện tư

– Tách hệ thống công việc theo tính chất công việc của viện tư

– Tách loại doanh thu có Bảo hiểm và doanh thu không có bảo hiểm bệnh viện tư nhân

Nội dung chi tiết

– Hướng dẫn khai báo các thông tin ban đầu

– Hướng dẫn lập bảng phân bổ , đưa số liệu bảng phân bổ CCDC lên phần mềm

– Hướng dẫn lập bảng trích khấu hao TSCĐ, đưa số liệu khấu hao TSCĐ

– Cập nhật công nợ phải thu đầu kỳ, Công nợ phải trả đầu kỳ, Hướng dẫn các nội dung cần chú ý với phần công nợ

– Hạch toán số dư chi tiết các tài khoản đầu kỳ

Nội dung phát sinh trong kỳ của kế toán tổng hợp phòng khám

1. Doanh thu bệnh viện tư nhân

– Hướng dẫn tách tài khoản doanh thu: Doanh thu bán thuốc, Doanh thu Khám chữa bệnh có Bảo hiểm, doanh thu khám chữa bệnh không có bảo hiểm.

– Hướng dẫn tạo mã dịch vụ khám chữa bệnh – Phân loại dịch vụ như Xquang, siêu âm, xét nghiệm…

– Hướng dẫn lập báo cáo bán hàng chi tiết cho từng mảng: Bán thuốc, Dịch vụ Khám có BH, dịch vụ khám không có BH.

– Cân đối doanh thu – Giá vốn các loại dịch vụ khám chữa bệnh, doanh thu bán thuốc và các dịch vụ khác.

– Hướng dẫn cách xuất hóa đơn đối với dịch vụ khám chữa bệnh có BHXH (đối chiếu với hồ sơ thanh quyết toán BH với cơ quan Bảo hiểm)

2. Về vật tư, hàng hóa trong bệnh viện tư nhân

– Hướng dẫn khai báo, quản lý mã hàng hóa, vật tư: thuốc, vật dụng y tế (hướng dẫn cách khai báo khoa học nhất, dễ hệ thống nhất vì thuốc có rất nhiều loại mã và nhóm khác nhau)

– Hướng dẫn quy trình nhập kho hàng hóa vật tư thuốc, vật dụng y tế.

– Hướng dẫn cách xuất thuốc bán: Bán lẻ, khách lẻ

– Hướng dẫn xuất thuốc khám có BH, xuất thuốc khám dịch vụ

3. Về Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước trong bệnh viện tư nhân

– Hướng dẫn mua, ghi tăng CCDC, phân bổ CCDC vào các bộ phận trong viện tư.

– Hướng dẫn hạch toán chi phí trả trước trong viện tư

– Hướng dẫn mua công cụ dụng cụ phục vu cho dịch vụ khám chữa bệnh như: Pen, kéo, nhíp, dao mổ, găng tay cao su, bông băng…

4. Về Tài sản cố định trong bệnh viện tư nhân

– Hạch toán các tài sản cố định như mua các loại máy móc, trong bệnh viện chủ yếu các máy móc khá nhiều như: Máy siêu âm 4 chiều, máy huyết học tự động, Máy nội soi, Máy xét nghiệm…

– Hướng dẫn ghi tăng, khấu hao TSCĐ trong viện tư cho các bộ phận, tỉ lệ khấu hao phù hợp các máy móc cho các dịch vụ khám chữa bệnh.

5. Về chi phí khác trong kế toán tổng hợp phòng khám

– Chi phí chung hướng dẫn phân bổ theo doanh thu cho từng loại dịch vụ

– Chi phí chung cho quản lý

– Hướng dẫn cân đối chi phí chung sao cho hợp lý với doanh thu phát sinh

6. Về tiền lương, BHXH trong bệnh viện tư nhân

– Hướng dẫn hạch toán tiền lương trong các bộ phận: Quản lý, Dịch vụ có BH, dịch vụ khám chữa bệnh.

– Hướng dẫn lương, cách ghi hợp đồng với nhân viên, bác sỹ, bác sỹ làm việc lâu dài, bác sỹ làm việc công tác viên.

– Hướng dẫn lập bảng lương phù hợp cho viện tư.

– Hướng dẫn trích BHXH cho các bộ phận.

7. Hướng dẫn hạch toán phân hệ kho

– Tạo mã kho phù hợp

– Tạo danh mục vật tư, danh mục hàng hóa. Danh mục công cụ dụng cụ

– Cân đối kho thuốc: Xuất bán, xuất cho dịch vụ theo gói thầu (đối với BHXH), Xuất cho dịch vụ khám chữa bệnh khác

– Cân đối kho CCDC: Công cụ dụng cụ trong viện tư khá

8. Về giá thành trong dịch vụ bệnh viện tư nhân

– Hướng dẫn tách hệ thống tài khoản chi phí theo dịch vụ khám chữa bệnh có BH và dịch vụ không BH

– Hướng dẫn hạch toán chi phí, phân bổ lương, phân bổ CCDC, khấu hao TSCĐ, tập hợp, kiểm tra hệ thống chi phí theo từng luồng dịch vụ

bệnh viện tư nhân

– Lập kỳ tính giá thành dịch vụ viện tư: Kỳ tính giá thành cho dịch vụ có BH, Kỳ tính giá thành cho dịch vụ không có BH

– So sánh doanh thu/giá vốn các mảng, các dịch vụ khám chữa bệnh

9. Về thuế GTGT – TNDN – TNCN trong kế toán tổng hợp phòng khám

– Hướng dẫn lập tờ khai thuế: Bảng kê mua vào, bảng kê bán ra

– Hướng dẫn khấu trừ thuế GTGT, phân bổ thuế GTGT đầu vào cho dịch vụ bán thuốc, dịch vụ khám chữa bệnh

– Hướng dẫn điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT trong trường hợp sai sót

– Hướng dẫn lập tờ khai thuế TNDN năm

– Cân đối thuế TNDN năm cho hợp lý

– Bút toán điều chỉnh thuế TNDN trong khi làm lại BCTC

– Hướng dẫn lập hồ sơ quyết toán thuế TNCN nằm trong bộ BCTC

– Hạch toán giấy nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài

– Hướng dẫn hạch toán nộp các loại thuế, nộp phạt chậm nộp – nộp phạt thuế sau kỳ thanh quyết toán thuế

10. Công nợ và tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

– Hướng dẫn đối chiếu công nợ phải thu, công nợ phải trả.

– Hướng dẫn cân đối dòng tiền, bổ sung hồ sơ

Công việc cuối năm

BÁO CÁO TÀI CHÍNH là kết quả cuối cùng cần phân tích thật rõ trước khi nộp. Chính vi thế trải qua các bước trên phần này Giáo viên sẽ hướng dẫn:

+ Lập Báo cáo tài chính

+ Sổ sách và cách sắp xếp hồ sơ

Đừng để chính bản thân bạn bị sai sót khi chưa nắm được các nội dung quan trọng trong quá trình làm kế toán tổng hợp phòng khám bạn nhé! Cùng nhau chia sẻ các kiến thức hay tại fanpage Kế Toán Việt Hưng, và cùng cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn