Bỏ túi lưu ý khi hạch toán chi phí công ty tư vấn luật

Đánh giá

Làm kế toán tổng hợp tại văn phòng tư vấn luật vốn mang những đặc thù riêng thuộc nhóm cung cấp dịch vụ về tư vấn. Vậy cách hạch toán chi phí công ty tư vấn luật theo từng nghiệp vụ cần những lưu ý gì? Xem chi tiết ngay trong bài viết của Kế Toán Việt Hưng dưới đây để xử lý các nghiệp vụ kế toán chính xác nhé!

Công ty tư vấn luật thuộc loại hình dịch vụ, do đó khi kế toán hạch toán ở loại hình này cần chú ý cân đối các chỉ tiêu: Doanh thu – Chi phí. Đặc biệt, trong chi phí lưu ý phân bổ chi phí cho bộ phận quản lý và bộ phận tạo ra dịch vụ tư vấn luật này.

Đặc điểm của doanh nghiệp lĩnh vực văn phòng luật sư

Văn phòng luật sư cung cấp các dịch vụ tư vấn:

– Phí dịch vụ bào chữa, tư vấn pháp lý, tranh tụng

– Văn phòng công chứng

– Phí soạn thảo văn bản

– Phí công chứng

– Phí sao y bản chứng

– Phí chứng thực

Trong đó, 3 khoản phí của văn phòng công chứng sẽ có mức phí theo quy định theo biểu giá chung cơ quan nhà nước.

Cần lưu ý gì khi hạch toán chi phí công ty tư vấn luật
Cần lưu ý gì khi hạch toán chi phí công ty tư vấn luật

Văn phòng luật sư thường sẽ phát sinh các chi phí hoạt động gồm:

– Chi phí lương (Chiếm phần lớn chi phí hoạt động)

– Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện nước, Văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, thuê văn phòng)

– Đối với doanh nghiệp lĩnh vực văn phòng luật sư, doanh thu dịch vụ – Kê khai thuế phải nộp sẽ đến từ

– Doanh thu từ các hoạt động Công chứng, sao y, chứng thực soạn thảo văn bản và dịch vụ bào chữa.

– Hình thức thanh toán: tiền mặt là chủ yếu – đặc biệt đối với VPCC

– Văn phòng luật sư và VPCC hầu hết xuất hóa đơn bán hàng chịu thuế suất 5% thay vì hóa đơn GTGT do chi phí đầu vào thấp.

– Hóa đơn dưới 200.000 không xuất hóa đơn

Phân loại dịch vụ tư vấn luật

Theo dõi từng loại hợp đồng dịch vụ tư vấn luật

Hạch toán chi phí công ty tư vấn luật theo các trường hợp cụ thể

– Phản ánh doanh thu dịch vụ: Nên theo dõi chi tiết từng loại doanh thu dịch vụ riêng ra:

+ Doanh thu dịch vụ Tư vấn luật hợp đồng:

Nợ TK 131

     Có TK 51131

     Có TK 3331

+ Doanh thu chứng thực các giấy tờ nhỏ lẻ

Nợ TK 111

     Có TK 51132

     Có TK 3331

– Phản ánh chi phí đầu vào tính vào giá vốn

+ Nợ TK 154 (Theo thông tư 133); Nợ TK 6278 (Theo TT 200)

Nợ TK 1331

     Có TK 111, 331

– Phản ánh chi phí đầu vào cho quản lý

Nợ TK 6422

Nợ TK 1331

     Có TK 111, 331

– Công cụ dụng cụ trong công ty Tư vấn luật

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

     Có TK 331

– Khi phân bổ:

Nợ TK 154 – nếu công cụ dùng cho việc phân bổ tạo ra dịch vụ Tư vấn luật (Theo TT 133)

     Có TK 242

– Khi CCDC dùng cho bộ phận quản lý

Nợ TK 6422

     Có TK 242

– Tài sản cố định dùng cho dịch vụ Tư vấn luật

Nợ TK 211

Nợ TK 1331

     Có TK 331

– Khi khấu hao TSCĐ

Nợ TK 154 (TT133)

     Có TK 214

Nợ TK 6422

     Có TK 214

– Kết chuyển giá vốn

+ Kết chuyển giá vốn dịch vụ Tư vấn luật hồ sơ

Nợ TK 63231

     Có TK 154

+ Kết chuyển giá vốn Tư vấn luật

Nợ TK 63232

     Có TK 154

– Đối chiếu doanh thu – giá vốn của từng dịch vụ

– Đối chiếu giá thành dịch vụ:

Với các hợp đồng tư vấn luật thường có chi phí dở dang nên cần theo dõi thêm các nội dung

+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

+ Báo cáo đối chiếu giá thành lãi lỗ từng dịch vụ tư vấn luật

+ Báo cáo đối chiếu dư nợ TK 154 trên Cân đối Tài khoản so với báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Ví dụ: Sau khi làm xong BCTC với loại hình liên quan đến dịch vụ tư vấn luật với 3 loại hình dịch vụ bao gồm: dịch vụ công chứng hợp đồng nhà đất, dịch vụ tư vấn luật, dịch vụ công chứng khác, kế toán cần kiểm tra đối chiếu mối quan hệ giữa các chỉ số trên BCTC so với báo cáo tổng hợp lãi lỗ theo từng công trình. Việc này nhằm mục đích kiểm tra xem doanh thu trên BCTC có bằng doanh thu trên báo cáo lãi lỗ theo từng công trình dịch vụ này không, giá vốn trên BCTC có bằng giá vốn trên báo cáo này không.

Trong báo cáo tổng hợp lãi lỗ theo công trình phản ánh doanh thu và giá vốn của dịch vụ “Công chứng khác”, mỗi dịch vụ sẽ thể hiện rõ doanh thu và những chi phí như: chi phí NVL trực tiếp, nhân công, chi phí SX chung và thể hiện lãi/lỗ, tỷ suất lợi nhuận của từng công trình và luôn đảm bảo giá vốn thấp hơn doanh thu.

Ví dụ hạch toán chi phí công ty tư vấn luật
Ví dụ hạch toán chi phí công ty tư vấn luật

Bài viết trên đây, Kế Toán Việt Hưng đã chia sẻ những lưu ý khi hạch toán chi phí công ty tư vấn luật nhằm giúp kế toán thực hiện các bút toán chính xác. Chúc bạn luôn hoàn thành tốt công việc được giao. Và đừng quên truy cập fanpage để nhận các thông tin nghiệp vụ nhanh và chính xác nhất nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận