Kế toán trưởng là gì? Các quy định áp dụng về kế toán trưởng

Đánh giá

Kế toán trưởng là người đứng đầu trong bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Vậy các quy định áp dụng về kế toán trưởng hiện nay như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của kế toán Việt Hưng nhé. 

kế toán trưởng
Kế toán trưởng là gì? Các quy định áp dụng về kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán nói của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở… KTT là chịu trách nhiệm, chỉ đạo chung và trực tiếp tham mưu chính cho lãnh đạo về tình hình hoạt động tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng cũng là người kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên sao cho hợp lý nhất, đảm bảo những quy định về kế toán. 

2. Kế toán trưởng có chức năng gì trong doanh nghiệp?

– KTT là người chịu trách nhiệm trong việc lập và trình duyệt kế hoạch công việc, các mẫu tài liệu, báo cáo tài chính, giấy tờ thuộc bộ phận kế toán để ứng dụng cho việc thể hiện các hoạt động buôn bán của doanh nghiệp, xây dựng việc kiểm kê, giám sát các hoạt động buôn bán của doanh nghiệp và phân tích, tổng hợp thông tin nguồn tài chính. 

– Tổ chức việc kiểm kê tài sản, dòng tiền cũng như các nguồn tài sản khác có hệ trọng đến hoạt động buôn bán hoặc lợi quyền của doanh nghiệp để lãnh đạo có đường lối kinh doanh hợp lý.

–  KTT bảo đảm tính hợp pháp, tính kịp thời và tính chuẩn xác trong việc lập sổ sách tài liệu kế toán, tính và quyết định giá thành sản phẩm, mức lương, các bút toán tính thuế, bảo hiểm, công nợ với chủ đầu tư, khách hàng, nhà băng cũng như các đối tác buôn bán khác.

– Kiểm soát quy trình lập tài liệu sổ sách, các bút toán tính sổ, các quy trình kiểm kê tài sản, điều tra các nguồn tài chính, bảng cân đối kế toán cũng như các tài liệu khác có liên hệ của doanh nghiệp và của các bộ phận, chi nhánh đơn vị.

–  KT trưởng trực tiếp tham gia vào việc phân tách hoạt động buôn bán của doanh nghiệp dựa trên các số liệu nguồn tài chính kế toán nhằm mục đích xác định được nguồn dự trữ nguồn tài chính nội bộ, giảm thiểu các chi phí trong quá trình hoạt động buôn bán của doanh nghiệp.

– Đưa ra dự báo nguồn tài chính hoặc cách giải quyết vấn đề trong việc tương trợ ban lãnh đạo doanh nghiệp ngừa rủi ro buôn bán hoặc các sai phạm nguồn tài chính, vi phạm luật pháp buôn bán của nhà nước. dự vào việc lập tài liệu giải quyết các vấn đề liên tưởng đến việc mất mát, thất thoát tài sản của doanh nghiệp.

– Kế toán trưởng chỉ dẫn, viện trợ, khích lệ, khuyến khích các kế toán viên để làm việc một cách hiệu quả nhất.

3. Quyền hạn của kế toán trưởng trong các doanh nghiệp 

– Phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn cho các kế toán viên

– Ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định

– Yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng đó.

– Được tham gia vào công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt vị trí cho các kế toán viên, thủ kho, thủ quỹ trong doanh nghiệp theo quy định của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bắt buộc phải có KT trưởng theo quy định pháp luật

KT trưởng là một vị trí bắt buộc phải có trong doanh nghiệp có tổ chức đơn vị kế toán, vậy có phải doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải có kế toán trưởng hay không, mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây.

Căn cứ quy định hiện hành thì doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có lập báo cáo tài chính được gọi là đơn vị kế toán, căn cứ theo khoản 4 điều 2 và khoản 4 điều 3 Luật Kế toán 2015 như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

4. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

4. Đơn vị kế toán là cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 2 của Luật này có lập báo cáo tài chính.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP thì đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng, cụ thể:

“1. Đơn vị kế toán phải bố trí KT trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

2. Phụ trách kế toán:

a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.

b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.”
Theo quy định nên trên, có thể có 3 trường hợp xảy ra như sau:

– Các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) phải bố trí kế toán trưởng

– Các doanh nghiệp mới thành lập thì được bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian tối đa là 12 tháng. Hết 12 tháng doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng.

– Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của Luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được bố trí người phụ trách kế toán thay cho kế toán trưởng

⇒ Như vậy, doanh nghiệp phải bố trí KT trưởng, ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa bố trí được kế toán trưởng có thể bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian 12 tháng, hết thời gian này thì bố trí kế toán trưởng theo quy định của Luật kế toán.

4. Tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành kế toán trưởng trong doanh nghiệp

– KT trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP

– KT trưởng, phụ trách kế toán của các đơn vị kế toán trong doanh nghiệp phải có trình độ đại học trở lên, trừ trường hợp Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp Luật Việt Nam không có vốn nhà nước, có vốn Điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng;

– Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

  • Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;
  • Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
  • Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

– Những người không được làm kế toán:

  • Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp Luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trên đây là những quy định về KT trưởng trong doanh nghiệp. Bạn mong muốn trở thành kế toán trưởng trong tương lai thì hãy tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức để hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình nhé. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận