Kế toán Việt Hưng – Kế toán tài chính (TC) nắm giữ vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin báo cáo tài chính do kế toán tài chính cung cấp. Vậy kế toán tài chính là gì và đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?
Kế toán tài chính nắm giữ vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin báo cáo tài chính do kế toán tài chính cung cấp. Vậy kế toán tài chính là gì và đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?
1. Kế toán tài chính là gì?
Kế toán tài chính là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính. Phục vụ cho các nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài đơn vị, doanh nghiệp là chính.
Các đơn vị bên ngoài cần thông tin này thường bao gồm các cổ đông, cơ quan chức năng như thuế, thanh tra…, các chủ nợ, ngân hàng… và chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu quản lý vĩ mô.
Đây là cách phân loại kế toán theo nội dung, tính chất, mục đích cung cấp thông tin để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng kế toán trong nghiệp vụ kế toán.
Kế toán tài chính phản ánh thực trạng và các biến động về vốn và tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài.
*) Đặc điểm của kế toán TC doanh nghiệp
− Kế toán TC doanh nghiệp cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, do đó để đảm bảo tính khách quan, thống nhất kế toán tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia.
− Kế toán TC mang tính pháp lệnh, nghĩa là được tổ chức ở tất cả các đơn vị kế toán và hệ thống sổ ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán TC đều phải tuân thủ các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận.
− Thông tin kế toán TC cung cấp là những thông tin thực hiện về những hoạt động đã phát sinh, đã xảy ra mang tính tổng hợp thể hiện dưới hình thái giá trị.
− Báo cáo của kế toán TC là các báo cáo tài chính tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động cùa doanh nghiệp trong một thời ký báo cáo của kế toán TC được thực hiện theo định kỳ thường là hàng năm.
2. Vai trò của kế toán TC
- Cung cấp tài liệu là cơ sở để người quản lý ra các quyết định phù hợp. Theo đó có thể triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thi hành các chiến lược, kế hoạch,…
- Giúp các doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất
- Cung cấp kết quả tài chính rõ ràng, quản lý các chi phí hiệu quả. Hạn chế tối đa chi phí không cần thiết
- Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp
- Giúp người quản lý điều hòa tình hình tài chính của DN
3. Sự khác biệt giữa Tài chính và Kế toán
Kế toán và tài chính là hai hình thức quản lý tiền của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhưng chúng được sử dụng với 2 mục đích hoàn toàn khác nhau.
Ta có thể thấy, kế toán là một phần của tài chính và tài chính có phạm vi rộng hơn bao hàm kế toán.
Kế toán | Tài chính |
|
|
Kế toán là một hệ thống cung cấp các thông tin tài chính. Nó liên quan đến việc ghi chép các giao dịch và chuẩn bị các báo cáo tài chính,kèm theo là đưa ra các phân tích dựa trên báo cáo tài chính về tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Các Kế toán viên có nhiệm vụ ghi chép các sự kiện kinh tế một cách chính xác và phản ánh trung thực tình trạng của một doanh nghiệp.
Tài chính sẽ dựa vào các thông tin đã được quy chuẩn cung cấp bởi Kế toán và vận dụng chúng để điều hành công ty, đưa ra các quyết định về vốn và ngân sách trong dài hạn. Nhiệm vụ của tài chính là đảm bảo có đủ các dòng tiền chảy vào doanh nghiệp để doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu. Vì Tài chính mang tính tương lai, nó sẽ phải đương đầu với các rủi ro. Dự đoán, đánh giá, và quản lý các rủi ro này là một phần trách nhiệm rất lớn với các quản lý Tài chính.
4. Công việc của một kế toán tài chính
*) Quý đầu năm kế toán doanh nghiệp
- Nộp tiền thuế môn bài đầu năm (chậm nhất ngày 31/01).
- Nếu công ty có thay đổi vốn thì hạn nộp là ngày 31/12 năm thay đổi vốn.
- Nộp tờ khai thuế GTGT và TNDN tháng 12 hoặc quý IV năm trước.
- Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề.
- Thực hiện và nộp các báo cáo như báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN của năm trước liền kề.
*) Công việc phải làm hàng ngày của kế toán doanh nghiệp
- Hằng ngày, kế toán trong doanh nghiệp sẽ thường hay làm những công việc sau đây:
- Ghi chép, xử lí và lưu trữ các thông tin trên hóa đơn, chứng từ phát sinh.
- Lập các phiếu thu, phiếu chi cần thiết trong ngày.
- Nếu phát sinh hóa đơn GTGT viết sai thì kế toán sẽ xử lý theo thông tư 39/2014/TT-BTC.
- Lập các sổ quỹ, sổ tiền gửi,…
- Lập các báo cáo khi kế toán trưởng yêu cầu.
- Nếu có làm công nợ thì gọi điện cho khách hàng thu nợ.
- Làm các công việc được giao khác.
*) Công việc hàng tháng
- Lập tời khai thuế GTGT hàng tháng.
- Nếu tháng đó có phát sinh hóa đơn thì kế toán có thể kê trong tháng hoặc kê trong năm trước khi cơ quan thuế kiểm tra.
- Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu DN làm hóa đơn giấy).
- Tính lại giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán.
- Tính lương, bảo hiểm, phụ cấp cho người lao động.
- Lập các báo cáo cho giám đốc.
- Lưu lại thông tin các loại sổ sách hàng tháng.
*) Công việc hàng quý
- Lập tờ khai thuế GTGT
- Lập tờ khai thuế tạm tính thuế TNDN
- Làm báo cáo sử dụng hóa đơn
- Lập tờ khai thuế TNCN
*) Công việc cuối năm
- Làm quyết toán thuế TNCN, TNDN cuối năm.
- Làm cáo thuế cuối năm và làm cho quý 4
- Lập các bảng kiểm tra lại quỹ tiền mặt, kho hàng, tài sản và công nợ.
- Thực hiện lập các sổ sách kế toán, đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
- Lập các báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
- In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ.
- Lưu trữ lại chứng từ và sổ sách kế toán.
Hy vọng với các thông tin mà kế toán Việt Hưng cung cấp cho bạn đọc, các bạn ngành kế toán – tài chính sẽ có định hướng tương lai đúng nhất. Chúc các bạn thành công!