07 điểm nhận diện các lỗi gian lận báo cáo tài chính

Gian lận báo cáo tài chínhBCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lí của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, là cơ sở để người sử dụng BCTC như ngân hàng, nhà đầu tư đưa ra đánh giá về tình hình sức khỏe tài chính, tiềm năng phát triển, khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiêp để từ đó ra quyết định đầu tư, rót vốn. Vì thế, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng gian lận sổ sách kế toán để làm đẹp BCTC. Bài viết hôm nay, Trung tâm Kế Toán Việt Hưng muốn chia sẻ với bạn đọc một vài dấu hiệu, hình thức mà doanh nghiệp có thể sử dụng để gian lận BCTC.

Hình thức gian lận báo cáo tài chính

Mặc dù gian lận là một khái niệm pháp lý rất rộng nhưng để đạt được mục đích của các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên chỉ quan tâm đến những gian lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Có 02 loại sai sót do cố ý mà kiểm toán viên cần quan tâm là:

  • Sai sót xuất phát từ việc lập báo cáo tài chính gian lận 

  • Sai sót do biển thủ tài sản.

Các kết quả nghiên cứu của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận trong các năm 2002, 2004, 2006, 2016 trên toàn nước Mỹ cho thấy, có 3 hình thức gian lận chủ yếu:

– Gian lận báo cáo tài chính: Là trường hợp các thông tin trên báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lường gạt người sử dụng thông tin. Trong số các hình thức gian lận trên, các nhà nghiên cứu tập trung nhiều vào gian lận về lập báo cáo tài chính.

– Biển thủ tài sản: Xảy ra với cả hai đối tượng nhân viên và thành viên Ban Giám đốc. Nhân viên thường vi phạm với giá trị tương đối nhỏ và không mang tính trọng yếu. Thành viên Ban Giám đốc thực hiện hành vi vi phạm vì họ có điều kiện dễ dàng hơn, theo những cách thức khó phát hiện được..

– Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba.

gian lận báo cáo tài chính
Các dấu hiệu gian lận báo cáo tài chính

07 dấu hiệu gian lận báo cáo tài chính

1. Gian lận không lập đầy đủ các khoản dự phòng

Dự phòng là một khoản nợ có giá trị và thời gian xảy ra không chắc chắn. Bản chất, việc trích lập một khoản dự phòng là ghi nhận trước một khoản chi phí chưa thực chi vào chi phí sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Một số khoản dự phòng mà doanh nghiệp cần xem xét để trích lập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, dự phòng trợ cấp mất việc,… Việc trích lập dự phòng sẽ làm tăng tổng chi phí, từ đó làm giảm tạm thời thu nhập ròng của doanh nghiệp trong năm tài chính thực hiện trích lập. Vì thế, để không ảnh hưởng đến báo cáo lợi nhuận, doanh nghiệp có thể cố tình không thực hiện trích lập dự phòng tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

2. Gian lận trong vốn hóa chi phí

Để tăng lợi nhuận kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng thủ thuật giảm chi phí bằng cách vốn hóa chi phí phát sinh trong kì như vốn hóa chi phí nghiên cứu phát triển tài sản cố định vô hình, vốn hóa chi phí lãi vay.

Vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình:

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS38, và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03, điều kiện để vốn hóa chi phí phát triển tài sản cố định vô hình, bao gồm:

  • Chắc chắn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai;

  • Doanh nghiệp có dự định hoàn thành để sử dụng hoặc bán tài sản đó;

  • Doanh nghiệp có đủ nguồn lực để hoàn thành tài sản đó;

  • Doanh nghiệp có đủ năng lực để hoàn thành, sử dụng hoặc bán tài sản đó;

  • Doanh nghiệp có đủ tính khả thi về mặt kĩ thuật để hoàn thành;

  • Chi phí bỏ ra được đo lường chính xác và đáng tin cậy;

Chi phí phát triển phải đảm bảo có đủ 6 điều kiện trên mới được phép vốn hóa và ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán. Chi phí nghiên cứu trong kì phải được ghi nhận như một khoản chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh. Thông thường, doanh nghiệp thường không rõ ràng trong việc ghi nhận các chi phí nghiên cứu, phát triển này.

XEM THÊM:

VHchat – Chatbot AI Hỗ trợ giải đáp báo cáo tài chính 24/7

Hướng dẫn tạm nộp báo cáo tài chính

Mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính – cách xử lý tạm thời

Vốn hóa chi phí đi vay:

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 23, chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 16, điều kiện để vốn hóa chi phí đi vay:

  • Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang;
  • Chi phí đi vay được vốn hóa khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
  • Chi phí đi vay được xác định một cách chắc chắn, đáng tin cậy.

Trường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

Trường hợp khoản vay chung, sử dụng cho cả hoạt động kinh doanh và mục đích xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang thì doanh nghiệp chỉ được ghi nhận vốn hóa theo đúng tỷ lệ lãi vay dành cho hoạt động đầu tư xây dựng, không được vốn hóa phần chi phí đi vay sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp rất dễ nhập nhằng trong việc tách bạch chi phí đi vay của hoạt động kinh doanh với chi phí đi vay cho mục đích đầu tư xây dựng, mà thực hiện vốn hóa toàn bộ chi phí đi vay nhằm mục đích gian lận làm tăng lợi nhuận trong niên độ kế toán.

3. Gian lận doanh thu

Gian lận doanh thu bao gồm cả việc ghi khống doanh thu hoặc ghi nhận doanh thu khi chưa đủ điểu kiện.

Doanh nghiệp gian lận ghi nhận doanh thu khi chưa đủ một trong các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm cho người mua;
  • Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
  • Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
  • Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ việc bán sản phẩm, hàng hóa;
  • Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng;

Một trong những hình thức khá phổ biến mà các doanh nghiệp thường sử dụng để gian lận ghi khống doanh thu đó là ghi nhận doanh thu ảo. Doanh thu ảo được tạo ra từ các đơn hàng không có thật cho các khách hàng hiện tại hoặc khách hàng lẻ không có thật. Dù là giao dịch bán hàng hư cấu, nhưng để hợp lí hóa các giao dịch này, doanh nghiệp tạo hồ sơ bán hàng đầy đủ, lập chứng từ giả mạo bao gồm hồ sơ khách hàng, hợp đồng, phiếu giao hàng. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện khai khống doanh thu bằng việc ghi tăng các chỉ tiêu trên hóa đơn giá trị gia tăng như tăng đơn giá, số lượng.

gian lận báo cáo tài chính
Mức phạt các lỗi vi phạm về nộp & công khai BCTC

4. Gian lận ghi sai niên độ kế toán

Để làm tăng hoặc giảm lợi nhuận trong niên độ kế toán theo mong muốn, một trong những thủ thuật mà doanh nghiệp thường dùng đó là ghi nhận doanh thu và chi phí không đúng kì mà nó phát sinh.

Ví dụ như nhiều doanh nghiệp xuất hóa đơn để ghi nhận doanh thu vào thời điểm cuối năm tài chính, nhưng hàng chưa xuất, chưa giao cho khách hàng. Sang đầu năm sau, hàng mới được giao đi, khi đó doanh nghiệp mới ghi nhận chi phí giá vốn và các chi phí tương ứng của lô hàng này vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, thủ thuật này giúp doanh nghiệp tăng chỉ tiêu lợi nhuận trong năm. Sang năm sau, lợi nhuận gộp giảm tương ứng với phần chi phí được ghi nhận.

5. Gian lận không công bố thông tin đầy đủ

Các thông tin có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính, khiến người đọc không có được những đánh giá chân thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp thường không được thuyết minh đầy đủ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính, như: thông tin về các bên liên quan, các khoản nợ tiềm tàng, các hợp đồng ủy thác, những thay đổi về chính sách kế toán.

6. Định giá sai tài sản

– Không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn.

– Định giá sai các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh.

  • LNST tăng đột biến gấp hàng chục lần so với năm trước.

  • Lợi nhuận đến từ việc đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp tăng đột biến gấp hàng chục lần so với năm trước.

  • DN đầu tư góp vốn sở hữu cổ phần của DN khác nên khoản lợi nhuận này được tính vào doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của DN

7. Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt là không trích lập dự phòng đầy đủ

– Trách nhiệm của kế toán khi soát xét BCTC là kế toán sẽ phải tìm ra các sai sót là trọng yếu và ảnh hưởng tới quyết định của người đọc BCTC và yêu cầu DN không điều chỉnh, nếu DN không điều chỉnh thì kế toán sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với BCTC của DN – những vấn đề kiểm toán thường gặp và phải ngoại trừ trong BCTC

– DN có kết quả kinh doanh không như mong muốn;

– Ghi nhận không hết doanh thu trong năm

– Ghi tăng chi phí không liên quan trong năm.

– Không trích lập dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán, dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào chi phí trong năm.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

gian lận báo cáo tài chính 2
Hỏi – đáp dấu hiệu gian lận báo cáo tài chính

Trên đây là một số thủ thuật gian lận báo cáo tài chính Kế toán Hưng Việt muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Hi vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích để Quý bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về Gian lận kế toán, cũng như cung cấp kiến thức kế toán bổ ích cho các bạn, giúp các bạn làm đúng, làm tốt công việc kế toán. Chúc Quý bạn đọc thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...