Quá trình làm kế toán tổng hợp, việc lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là bắt buộc. Nếu kế toán không có cái nhìn tổng quát và chính xác về quy trình lập báo cáo và xác định kết quả kinh doanh thì sẽ dẫn đến sai sót nghiêm trọng.
1. Quy trình
Để các bạn dễ hình dung ra quy trình xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp; Kế toán Việt Hưng xin trình bày quy trình này dưới dạng mô hình.
Kết chuyển nhằm mục đích đẩy các TK đầu 5 ,6, 7, 8, 9 không còn số dư đúng như nguyên tắc của kế toán
a) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (vì để làm giảm doanh thu đi)
Vì khi phát sinh các khoản CKTM, HBBTL, GGHB kế toán đã ghi Nợ TK 5211, 5212, 5213 để ghi giảm doanh thu, cuối kỳ để kết chuyển cho tài khoản đầu 5 không còn số dư cuối kỳ kế toán cần định khoản
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 5211, 5212, 5213: Các khoản giảm trừ doanh thu
b) Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911: Xác định kq kinh doanh
c) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính.
Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911: Xác định kq kinh doanh
d) Kết chuyển thu nhập khác
Nợ TK 711 : Thu nhập khác
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
e) Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632: Giá vốn hàng bán
f) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp (theo QĐ 48)
Có TK 642 (6421, 6422,…): Chi phí quản lý doanh nghiệp (theo TT 200)
g) Kết chuyển chi phí tài chính
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 : Chi phí tài chính
h) Kết chuyển chi phí khác
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811: Chi phí khác
i) Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
k1) Nếu lỗ kế toán định khoản
Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
k2) Nếu lãi kế toán định khoản.
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
2. Ví dụ cụ thể việc kết chuyển
2.1. Câu hỏi
Tháng 06/2015 tại Công ty Tân Long hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu như sau. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
1. Bán 1 lô hàng A trị giá 100.000.000đ, thuế suất thuế GTGT bán ra là 10% cho Công ty Hoàng Anh, chưa thu được tiền của khách hàng. Giá vốn bán hàng là: 80.000.000đ
2. Bán 1 lô hàng B có trị giá bán là 18.000.000đ, thuế GTGT bán ra là 10%, Chưa thu được tiền của khách hàng. Giá vốn là 15.000.000đ.
3. Công ty Hoàng Anh phát hiện 1/2 số hàng trên bị lỗi nên đã trả lại 1/2 giá trị lô hàng đã mua ở nghiệp vụ 1(Biết rằng khi mua là một mặt hàng có cùng giá trị).
4. Chi phí tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên tháng 01/2013 là: 20.000.000đ.
5. Chi phí tiếp khách phát sinh theo hóa đơn số 0000245. Có số tiền không bao gồm thuế 1.500.000đ. thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
6. Thanh lý ô tô có nguyên giá là 1.2 tỷ. Thời gian khấu hao là 6 năm. Đã sử dụng được 3 năm. Giá thanh lý chưa VAT là 500 triệu. ( thuế GTGT 10%). Khách hàng chưa thanh toán. Chi phí thanh lý 5.000.000 đ đã thanh toán bằng tiền mặt
7. Chi phí lãi vay trong tháng 6/2015 là 55.000 đ
8. Lãi tiền gửi ngân hàng 6/2015 : 38.000 đ
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, kết chuyển và tính lãi lỗ.
2.2. Trả lời
Bước 1: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
Nghiệp vụ 1:
Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131: 110.000.000
Có TK 5111: 100.000.000
Có TK 3331: 10.000.000
Phản ánh giá vốn bán hàng
Nợ TK 632: 80.000.000
Có TK 1561: 80.000.000
Nghiệp vụ 2:
a. Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 131: 19.800.000
Có TK 5111: 18.000.000
Có TK 3331: 1.800.000
b. Phản ánh giá vốn bán hàng
Nợ TK 632: 15.000.000
Có TK 1561: 15.000.000
Nghiệp vụ 3:
Phản ánh bút toán hàng bán bị trả lại
Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 5212: 50.000.000
Nợ TK 3331: 5.000.000
Có TK 131: 55.000.000
Phản ánh giá vốn giảm 1/2
Nợ TK 1561: 40.000.000
Có TK 632: 40.000.000
Nghiệp vụ 4:
Tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên
Nợ TK 6421: 20.000.000
Có TK 334: 20.000.000
Nghiệp vụ 5:
Chi phí tiếp khách tính vào chi phí hợp lý
Nợ TK 6427: 1.500.000
Nợ TK 1331: 150.000
Có TK 111: 1.650.000
Nghiệp vụ 6:
Ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 214 : 600.000.000
Nợ TK 811: 600.000.000
Có TK 211 : 1.200.000.000
Thanh lý TSCĐ:
Nợ 131: 550.000.000
Có TK 711 : 500.000.000
Có TK 331 : 50.000.000
CP thanh lý:
Nợ TK 811 : 5.000.000
Có TK 111 : 5.000.000
Nghiệp vụ 7:
Chi phí tài chính
Nợ TK 635: 55.000
Có TK 112: 55.000
Nghiệp vụ 8:
Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 112: 38.000
Có TK 515: 38.00
Bước 2. Cuối kỳ kết chuyển
a. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 5111: 50.000.000
Có TK 5212: 50.000.000
b. Kết chuyển doanh thu bán hàng
Lấy phát sinh có TK 511 – Phát sinh nợ TK 511 =(100.000.000+18.000.000) – 50.000.000 = 68.000.000. Đây là doanh thu thật sự phát sinh cần kết chuyển.
Nợ TK 511 : 68.000.000
Có TK 911: 68.000.000
c. Kết chuyển giá vốn hàng bán.
Nợ TK 911: 55.000.000 ( 80.000.000 +15.000.000 – 40.000.000)
Có TK 632: 55.000.000 ( 80.000.000 +15.000.000 – 40.000.000)
d. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 911: 21.500.000
Có TK 642: 21.500.000
e. Kết chuyển thu nhập khác
Nợ TK 711: 500.000.000
Có TK 911: 500.000.000
f. Kết chuyển chi phí khác
Nợ TK 911: 605.000.000
Có TK 811: 605.000.000
g. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 515: 38.000
Có TK 911: 38.000
h. Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
Nợ TK 911: 55.000
Có TK 635: 55.000
68.000.000+38.000+500.000.000-21.500.000-55.000.000-55.000-5.000.000-600.000.000 = – 113.517.000
=> Doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN
Kết chuyển lỗ:
Nợ TK 421: 113.517.000
Có TK 911 : 113.517.000