Kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

Kế toán hàng hóa – Lưu chuyển hàng hóa là hoạt động trung gian đem hàng hóa từ nơi sản xuất, nhập khẩu đến nơi tiêu dùng. Vậy kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại sẽ như thế nào? Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu.

kế toán hàng hóa
Kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

1. Tài khoản sử dụng

Để phản ánh các nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

* Các tài khoản sử dụng chung cho cả phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

Thuộc loại này bao gồm các tài khoản không liên quan đến hàng tồn kho mà chỉ liên quan tới doanh thu và kết quả như các tài khoản 511, 512, 521, 531, 532, 641, 642, 1422, 911…

* Các tài khoản chỉ dùng cho phương pháp kê khai thường xuyên.

Đối với các doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ngoài các tài khoản đã đưa ra ở trên thì kế toán còn sử dụng các tài khoản sau:

– Tài khoản 156 “Hàng hoá”: Dùng để phản ánh giá thực tế hàng hoá tại kho, tại quầy, chi tiết theo từng kho, quầy, từng loại, nhóm… hàng hoá.

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá thực tế hàng hoá tại kho, tại quầy (giá mua và chi phí thu mua).

Bên Có:

+ Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho, xuất quầy.

+ Phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ dư Nợ: Trị giá thực tế hàng hoá tồn kho, tồn quầy.

Tài khoản 156 chi tiết thành:

+ Tài khoản 1561: Giá mua hàng hoá

+ Tài khoản 1562: Chi phí thu mua hàng hoá.

– Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”: Phản ánh giá trị mua hàng của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa được chấp nhận. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại hàng, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi đến khi được chấp nhận thanh toán.

Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế của hàng hoá đã chuyển bán hoặc giao cho bên nhận đại lý, ký gửi.

Bên Có: Trị giá hàng hoá đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán.

Dư Nợ: Trị giá hàng hoá đã gửi đi nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.

– Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”: Dùng để phản ánh trị giá thực tế hàng mua đang đi đường tài khoản này được mở chi tiết theo từng chủng loại và từng hợp đồng kinh tế.

Bên Nợ: Giá mua theo hoá đơn đã nhận chưa có hàng và phí tổn kèm theo.

Bên Có: Giá mua theo hoá đơn của số hàng đã kiểm nhận kho, hoặc đã giao nhận thẳng cho khách hàng mua.

Dư Nợ: Hàng mua đang trên đường.

– Tài khoản 632 “Giá vốn hàng hoá: Phản ánh trị giá vốn hàng đã tiêu thụ trong kỳ bao gồm trị giá mua cửa hàng tiêu thụ và phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.

Bên Nợ: Tập hợp trị giá mua và phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ.

Bên Có

+ kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ (giá thực tế)

+ Trị giá mua cửa hàng đã tiêu thụ bị trả lại trong kỳ.

* Các tài khoản chỉ sử dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ.

Đối với các doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ngoài các tài khoản chung đã đưa ra ở trên thì kế toán còn sử dụng những tài khoản sau:

– Tài khoản 611 (6112) “Mua hàng hoá”: Tài khoản này phản ánh trị giá hàng hoá mua vào theo giá thực tế và được mở chi tiết theo từng thứ, từng kho, quầy hàng hoá. Tài khoản 6112 cuối kỳ không có số dư.

Bên Nợ: Trị giá thực tế hàng hoá chưa tiêu thụ đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ do các nguyên nhân (mua vào, nhận cấp phát, nhận vốn góp…)

Bên Có: + Giảm giá hàng mua và hàng mua trả lại.

+ Trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ còn lại chưa tiêu thụ cuối kỳ.

– Tài khoản 156 “Hàng hoá”: Phản ánh trị giá hàng hoá tồn kho, tồn quầy, chi tiết theo từng thứ, từng loại, từng nơi.

Bên Nợ: Trị giá hàng tồn kho, tồn quầy cuối kỳ.

Bên Có: Kết chuyển trị giá hàng tồn kho, tồn quầy đầu kỳ.

Dư Nợ: Trị giá hàng tồn kho, tồn quầy

– Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”: Phản ánh trị giá mua hàng của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa được chấp nhận. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại hàng, từng lần gửi hàng từ khi gửi đến khi được chấp nhận thanh toán.

Bên Nợ: Trị giá hàng gửi bán cuối kỳ

Bên Có: Kết chuyển trị giá hàng gửi bán đầu kỳ.

Dư Nợ: Trị giá hàng gửi bán chưa bán được tại thời điểm kiểm kê.

Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như 111, 112, 141, 331…

2. Kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

2.1 Kế toán giai đoạn mua hàng

a. Khái niệm

Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về trị giá hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá.

Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: mua hàng trong nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của các quốc gia khác).

b. Một số nghiệp vụ cơ bản

  • Nghiệp vụ mua hàng trong DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Khi mua hàng hoá nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua hàng (hoặc bảng kê hàng hoá thu mua) và phiếu nhập kho, kế toán ghi.

Nợ TK 156 (1561): Trị giá mua của hàng nhập kho

Nợ TK 153 (1532): Trị giá bao bì tính riêng nhập kho (nếu có)

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào

Có TK liên quan (331, 111, 112…): Tổng giá thanh toán.

Các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh

Nợ TK 156 (1562): Tập hợp chi phí thu mua

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK liên quan (111, 112…)

Các khoản giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại chiết khấu thương mại (nếu có)

Nợ TK liên quan (331, 111, 1388…)

Có TK 515: Ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính

Trường hợp doanh nghiệp phải bỏ chi phí để hoàn thiện hàng hoá (tự làm hay thuê ngoài gia công)

Nợ TK 154: Trị giá thực tế hàng thuê ngoài gia công

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào.

Có TK 156 (1561): Trị giá hàng hoá xuất chế biến hoàn thiện.

Có TK 331, 111, 112… : Các chi phí hoàn thiện khi hoàn thiện hàng hoá nhập kho.

Khi hoàn thiện hàng hoá nhập kho:

Nợ TK 156 (1561)

Có TK 154

Trường hợp hàng về chưa có chứng từ mua hàng theo nguyên tắc quản lý tài sản, kế toán tiến hành thủ tục kiểm nhận nhập hàng và tạm thời ghi trị giá hàng nhập theo giá tạm tính.

Nợ TK 156 (1561): Giá tạm tính của hàng hoá thực nhập.

Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp

Nhận được bộ chứng từ của lô hàng nhập, căn cứ giá mua thực tế, kế toán điều chỉnh giá tính của lô hàng đã nhập theo giá thực tế và phản ánh thuế GTGT.

Trường hợp đã nhận được chứng từ mua hàng nhưng đến cuối kỳ hàng hoá mua vẫn chưa kiểm nhận nhập theo địa điểm quy định, thì căn cứ chứng từ kế toán ghi.

Nợ TK 151: Trị giá hàng mua đang đi trên đường.

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào.

Có TK liên quan (111, 112, 331…): Giá thanh toán.

Khi hàng về ở kỳ kế toán tiếp theo, căn cứ thực tế kiểm nhận kế toán ghi.

Nợ TK 156 (1561): Trị giá hàng thực tế nhập kho

Có TK 151: Hàng mua đang đi trên đường

Trường hợp nhập hàng mua thừa, thiếu so với hoá đơn, kế toán lập biên bản và căn cứ tính chất thừa, thiếu và nguyên nhân cụ thể để ghi:

Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn

Nợ TK 156 (1562): Thiếu trong định mức

Nợ TK 138 (1388): Yêu cầu bồi thường

Nợ 138 (1381): Chờ xử lý

Có TK liên quan (111, 112, 311, 331…)

Trường hợp thừa so với hoá đơn.

Nợ TK 156 (1564): Trị giá hàng thừa nhập kho

Có TK 338: Phải trả cho người bán hoặc chờ xử lý

  • Nghiệp vụ mua hàng trong DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Khi mua hàng hoá nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua hàng (hoặc bảng kê hàng hoá thu mua) và phiếu nhập kho, kế toán ghi.

Nợ TK 156 (1561) trị giá thanh toán của hàng nhập kho

Nợ TK 153 (1532) trị giá bao bì tính riêng nhập kho (nếu có)

Có TK liên quan (331, 111, 112, …) số tiền phải trả, đã trả cho người bán theo giá thanh toán.

Các khoản chi phí thu mua thực tế phát sinh

Nợ TK 156 (1562): Tập hợp chi phí thu mua

Có TK liên quan (331, 111, 112…)

Các khoản giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại

Nợ TK liên quan (331, 111, 336, 1388…): Tổng số giám giá hàng mua, hàng mua trả lại tính theo giá thanh toán

Có TK 156 (1561): Số giảm giá hàng mua, trị giá mua của hàng trả lại (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)

Các khoản chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng hạch toán giống như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

2.2  Kế toán giai đoạn tiêu thụ.

a. Khái niệm

Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá của kinh doanh thương mại. Hình thức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường bao gồm bán buôn (bán buôn qua kho, không qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng có hoặc không tham gia thanh toán) và bán lẻ (bán lẻ thu tiền tập trung, thu tiền trực tiếp, bán hàng tự chọn), bán trả góp và ký gửi, đại ký. Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua. Hàng tiêu thụ có thể được người mua thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm (bán chịu) bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản, có thể bằng tiền Việt nam hay ngoại tệ tuỳ theo thoả thuận, trường hợp doanh thu bằng ngoại tệ phải quy đổi theo tỷ giá thực tế. Chỉ tiêu doanh thu được ghi nhận ở tài khoản 511, 512, 515 có thể bao gồm cả thuế GTGT đầu ra (nếu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc với những đối tượng không chịu thuế GTGT) hay không bao gồm thuế GTGT đầu ra (nếu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).

b. Một số nghiệp vụ cơ bản

  • Nghiệp vụ tiêu thụ hàng trong DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

* Bán buôn theo phương pháp trực tiếp.

Khi chuyển giao hàng hoá cho người mua, kế toán phản ánh các bút toán.

Trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ.

Nợ TK 632: Trị giá mua cửa hàng tiêu thụ.

Có TK 156 (1561): Bán buôn qua kho.

Có TK 151, 331, 111, 112: Bán buôn vận chuyển thẳng (không qua kho) có tham gia thanh toán

Doanh thu cửa hàng tiêu thụ

Nợ TK liên quan (111, 112, 131, 1368…): Tổng giá thanh toán

Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng (không có thuế GTGT)

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp.

Bao bì tính giá riêng và các khoản chi hộ cho bên mua (nếu có)

Nợ TK 138 (1388)

Có TK liên quan (1532, 111, 112, 331…)

Khoản giảm giá hàng hoá phát sinh.

Nợ TK 532: Số giảm giá hàng bán (không kể thuế GTGT)

Nợ TK 3331 (33311): Thuế GTGT tương ứng với số giảm giá

Có TK liên quan (131, 111, 112, 3388…): Tổng số giảm giá (cả thuế GTGT) trả cho khách hàng.

Khoản chiết khấu thương mại

Nợ TK 521: Số chiết khấu thương mại (không kể thuế GTGT)

Nợ TK 3331 (33311): Thuế GTGT tương ứng với số giảm giá

Có TK liên quan (131, 111, 112, 3388…): Tổng số chiết khấu (cả thuế GTGT) trả cho khách hàng

Doanh thu hàng bán bị trả lại

Nợ TK 531: Số doanh thu hàng bán bị trả lại (không kể thuế GTGT)

Nợ TK 3331 (33311): Thuế GTGT tương ứng với số doanh thu trả lại.

Có TK liên quan (131, 111, 112, 3388…): Tổng số doanh thu hàng bán bị trả lại (cả thuế GTGT) trả cho khách hàng

Giá vốn hàng bán bị trả lại

Nợ TK liên quan (1561, 154, 1388, 334, 111…)

Có TK 632

Số chiết khấu thanh toán phát sinh trong kỳ

Nợ TK 635: Số chiết khấu thanh toán phát sinh

Có TK liên quan (131, 111, 112, 3388…): Tổng số chiết khấu thanh toán chấp nhận đã trả cho khách hàng.

Các khoản chi hộ cho bên mua và giá trị bao bì tính riêng (nếu có) khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ghi.

Nợ TK 131: Bên mua chấp nhận nhưng chưa thanh toán

Nợ TK 111, 112… :Số tiền bên mua đã thanh toán

Có TK 138 (1388): Số tiền người mua chấp nhận

Trường hợp doanh thu bằng ngoại tệ

+ Nếu kế toán không sử dụng tỷ giá hạch toán

Nợ TK liên quan (1112, 1122, 131, 1368…): Tổng giá thanh toán theo tỷ giá thực tế.

Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng theo tỷ giá thực tế

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra.

+ Nếu kế toán sử dụng tỷ giá hạch toán.

Nợ TK liên quan (1112, 1122, 131, 1368…) tổng giá thanh toán theo tỷ giá hạch toán.

Nợ (hoặc Có) TK 413: Phần chênh lệch tỷ giá

Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng theo tỷ giá thực tế

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra.

* Bán buôn theo phương thức chuyển hàng, chờ chấp nhận.

Khi chuyển hàng đến cho người mua ghi.

Nợ TK 157: Trị giá mua hàng của chuyển đi.

Nợ TK 138 (1388): Trị giá bao bì tính riêng.

Có TK 1561, 1532: Trị giá mua của hàng và bao bì chuyển thẳng (không qua kho) có tham gia thanh toán.

Khi hàng hoá và bao bì được chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán

Phản ánh doanh thu bán hàng và bao bì tính riêng.

Nợ TK liên quan (131, 136, 111, 112…): Tổng giá thanh toán

Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Có TK 138 (1388): Bao bì tính riêng.

Phản ánh trị giá mua của hàng được chấp nhận

Nợ TK 632

Có TK 157

Các bút toán khác (chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng mua…) phản ánh như bán buôn trực tiếp.

Bán buôn vận chuyển thẳng, không tham gia thanh toán

Về thực chất, doanh nghiệp thương mại đứng ra làm trung gian, môi giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng (do bên bán hoặc bên mua trả) bên mua chịu trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán.

Số hoa hồng môi giới được hưởng, ghi

Nợ TK liên quan (111, 112, 131…): Tổng số hoa hồng (cả thuế GTGT)

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511, 512: Hoa hồng môi giới được hưởng

Các chi phí liên quan đến bán hàng.

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK liên quan (334, 338, 111, 112)

* Bán lẻ hàng hoá

– Bán lẻ tại các cửa hàng, quầy hàng, điểm bán của doanh nghiệp bán lẻ được thực hiện dưới các hình thức: bán lẻ thu tiền tại chỗ, bán lẻ thu tiền tập trung, bán hàng tự động và tự phục vụ.

– Trường hợp bán lẻ thu tiền tại chỗ thì người bán hàng thực hiện đồng thời 2 chức năng là bán hàng và thu tiền. Cuối ca (ngày) nhân viên bán hàng thực hiện kiểm tra để ghi thẻ quầy và lập các báo cáo bán hàng, đồng thời nhân viên bán hàng phải kiểm tiền để lập giấy nộp tiền.

– Trường hợp bán lẻ thu tiền tập trung có đặc trưng khác về mặt tổ chức quầy bán so với phương thức thu tiền tại chỗ tại điểm bán (quầy, cửa hàng…) nhân viên bán hàng và nhân viên thu ngân thực hiện độc lập chức năng bán hàng và chức năng thu tiền. Cuối ca bán nhân viên bán hàng kiểm quầy lập báo cáo doanh thu trong ca. Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ thu tiền, kiểm tiền và lập giấy nộp tiền.

– Trong loại hàng hoá bán lẻ tự phục vụ hoặc bán hàng tự động tại các siêu thị thì công việc cũng tiến hành giống các phương thức trên nhưng trách nhiệm quản lý hàng hoá và thu tiền bán hàng là của tập thể nhân viên làm việc trong ca (ngày).

Phản ánh doanh thu bán hàng (căn cứ vào báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền và bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ)

Nợ TK liên quan (111, 112, 113)

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra

Có TK 511: Doanh thu bán hàng.

Trường hợp nộp thừa tiền bán hàng (hoặc thiếu tiền) số tiền thừa (hoặc thiếu) chưa rõ nguyên nhân phải chờ xử lý được chuyển vào bên nợ TK 1381 (nếu thiếu) hoặc bên có TK 3381 (nếu thừa). Chẳng hạn, nếu nộp thừa

Nợ TK 111, 112, 112: Số tiền đã nộp

Có TK 511: Doanh thu bán hàng

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT đầu ra

Có TK 338 (3381): Số tiền nộp thừa

Trị giá mua thực tế của hàng tiêu thụ.

Nợ TK 632

Có TK 156 (1561)

* Bán hàng ký gửi, đại lý

Nợ TK 157

Có TK 156

Khi hàng hoá được xác định đã tiêu thụ

Nợ TK liên quan (111, 112, 131): Tổng số tiền thực nhận

Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý

Có TK 511: Doanh thu chưa tính thuế GTGT

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ

Nợ TK 632

Có TK 157

* Tại doanh nghiệp nhận làm đại lý

Khi nhận hàng, kế toán ghi.

Nợ TK 003: Trị giá xuất kho hàng nhận bán hộ.

Khi bán được hàng, phản ánh số tiền phải trả cho chủ hàng

Nợ TK 111, 112.

Có TK 331

Số hoa hồng được hưởng

Nợ TK 331

Có TK 5113

Đồng thời kế toán ghi Có TK 003 (trị giá hàng hoá đã bán)

Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý

Nợ TK 331

Có TK 111, 112.

* Bán hàng trả góp

Khi xuất bán theo phương thức trả góp, kế toán ghi

Trị giá vốn hàng xuất bán

Nợ TK 632

Có TK 156

Phản ánh doanh thu

Nợ TK 111, 112: Số tiền thu lần đầu

Nợ TK 131: Số tiền còn phải thu

Có TK 511: Doanh thu chưa thuế theo giá bản thu tiền 1 lần.

Có TK 515: Chênh lệch giá bán trả góp với giá bán thu tiền 1 lần.

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

* Bán hàng theo phương thức khoán.

Trường hợp tập thể, cá nhân nhận khoán không mở sổ sách riêng.

Khi giao hàng, tiền vốn cho người nhận khoán:

Nợ TK 138 (1388)

Có TK liên quan (111, 112, 331, 311…)

Phản ánh số doanh thu khoán phải thu hoặc đã thu:

Nợ TK 111, 112, 1388: Tổng số doanh thu khoán (cả thuế)

Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511: Doanh thu khoán (không thuế)

Phản ánh các khoản chi cho người nhận khoán

Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.

Nợ TK 133:Thuế GTGT đầu vào (nếu có)

Có TK liên quan (334, 338, 214, 111, 112…)

Trường hợp các tập thể, cá nhân nhận khoán mở sổ sách riêng.

Mọi quan hệ thanh toán (vốn ứng trước, doanh thu, thu nhập phải nộp) giữa công ty và người nhận khoán được theo dõi qua TK 1368 và TK 336

  • Nghiệp vụ tiêu thụ hàng trong DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Đối với các doanh nghiệp này, quy trình và cách thức hạch toán cũng tương tự như các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác trong chỉ tiêu doanh thu (ghi nhận ở tài khoản 511, 512 bao gồm cả thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt). Thuế GTGT phải nộp cuối kỳ ghi nhận vào chỉ tiêu doanh thu.

Doanh thu của hàng tiêu thụ

Có TK liên quan (111, 112, 131, 1368…): Tổng giá thanh toán

Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng (cả thuế GTGT)

Thuế GTGT phải nộp trong kỳ

Nợ TK 511, 512: Doanh thu bán hàng

Có TK 3331:Thuế GTGT phải nộp

Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề Kế toán lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm! 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...