Kế toán chủ đầu tư xây dựng công trình cơ bản (Phần 2)

Đánh giá

Kế toán chủ đầu tư – Kế toán Việt Hưng chia sẻ thêm các thông tin hy vọng rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong công tác làm kế toán xây dựng tiếp nối phần 1 cùng đón xem qua bài viết ngay sau đây nhé

kế toán chủ đầu tư
Kế toán chủ đầu tư xây dựng công trình cơ bản 2

PHẦN 2 (tiếp theo)

4. Các hình thức quản lý dự án

Tùy theo quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong những hình thức quản lý thực hiện dự án như sau:

– Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:

Hình thức này áp dụng đối với các dự án mà Chủ đầu tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo các trường hợp sau:

+ Chủ đầu tư không thành lập ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để kiêm nhiệm và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để quản lý việc thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng ban và cá nhân được cử kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý thực hiện dự án. Những người được giao phải có năng lực chuyên môn về quản lý, kỹ thuật, kinh tế – tài chính phù hợp với yêu cầu dự án.

+ Chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án nếu bộ máy của Chủ đầu tư không đủ kiêm nhiệm để kiêm nhiệm việc quản lý thực hiện dự án (quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao) hoặc Chủ đầu tư đồng thời quản lý nhiều dự án. Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư thực hiện các nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao và phải đảm bảo có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự án gồm có trưởng ban, các phó ban và các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc trưởng ban. Khi dự án hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng, ban quản lý đã hoàn thành được nhiệm vụ được giao thì Chủ đầu tư ra quyết định giải thể hoặc giao nhiệm vụ mới cho ban quản lý dự án.

– Hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án là hình thức quản lý thực hiện dự án do một pháp nhân độc lập có đủ năng lực quản lý diều hành thực hiện dưới hai hình thức:

+ Tư vấn quản lý điều hành dự án theo hợp đồng: trường hợp này áp dụng khi chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực để thực hiện dự án. Tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thực hiện các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư.

+ Ban quản lý dự án chuyên ngành: trường hợp này chỉ áp dụng với các dự án thuộc các dự án thuộc chuyên ngành xây dựng được chính phủ giao các bộ, cơ quan ngang bộ có xây dựng chuyên ngành và UBND cấp tỉnh quản lý thực hiện; Các dự án do UBND cấp tỉnh giao cho các Sở có xây dựng chuyên ngành và UBND cấp huyện thực hiện. Ban quản lý dự án chuyên ngành do các bộ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập và phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án từ khi dự án được phê duyệt đến khi bàn giao đưa vào khai thác sử dụng. Ban quản lý dự án chuyên ngành có giám đốc, các phó giám đốc và bộ máy quản lý điều hành độc lập.

– Hình thức chìa khóa trao tay: hình thức này được áp dụng khi Chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng.

Chủ đầu tư phải tổ chức đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng đã ký với nhà thầu; thực hiện giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng đúng tiến độ cho nhà thầu; đảm bảo vốn thanh toán theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế.

Nhà thầu chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, giá cả và các yêu cầu khác của dự án theo đúng hợp đồng đã ký theo đúng hợp đồng cho đến khi bàn giao dự án cho Chủ đầu tư khai thác, vận hành dự án. Nhà thầu có thể giao thầu lại cho các nhà thầu phụ và phải thực hiện đúng cam kết hợp đồng do tổng thầu đã ký với chủ đầu tư.

– Hình thức tự thực hiện dự án:

+ Hình thức này được áp dụng khi Chủ đầu tư đủ năng lực hoạt động, sản xuất, xây dựng, quản lý phù hợp với yêu cầu thực hiện của dự ánvà dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính Chủ đầu tư như vốn tự có, vốn tự huy động của các tổ chức, cá nhân, trừ vốn vay của các tổ chức tín dụng.

+ Khi thực hiện hình thức này (tự sản xuất, tự xây dựng), Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, giá cả của sản phẩm và công trình xây dựng.

+ Chủ đầu tư có thể sử dụng bộ máy của mình hoặc sử dụng ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý và thục hiện dự án, tuân thủ pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm và công trình xây dựng. Vì vậy, tùy theo từng dự án đầu tư mà Chủ đầu tư có thể thành lập hoặc không thành lập ban quản lý dự án, từ đó xác định tổ chức công tác kế toán quá trình đầu tư, xây dựng

5. Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là giá trị của các loại nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình. Nó có thể là vốn đầu tư xây dựng cơ bản do nhà nước hoặc cấp trên cấp cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc là vốn đầu tư XDCB do các bên tham gia liên doanh hay cổ đông góp vốn và các khoản vay nợ dài hạn có mục đích sử dụng là để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình.

Kế toán phải theo dõi chi tiết việc sử dụng từng nguồn vốn đầu tư theo từng dự án, công trình và hạng mục công trình. Khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư. Nếu dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn khác nhau, trong báo cáo quyết toán phải phân tích rõ từng nguồn vốn. Khi báo cáo quyết toán vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế toán sẽ ghi giảm nguồn vốn đầu tư và ghi tăng nguồn vốn kinh doanh (Đối với phần được đầu tư từ những nguồn vốn chuyên dùng của doanh nghiệp).

Tài khoản sử dụng:

Để phản ánh tình hình huy động và sử dụng vốn cho các công trình XDCB của doanh nghiệp, kế toán có thể sử dụng các tài khoản sau:

– TK 441: Nguồn vốn đầu tư XDCB

– TK 341: Vay dài hạn

– TK 343: Trái phiếu phát hành

– TK 414: Quỹ đầu tư phát triển – TK 4312: Quỹ phúc lợi

6. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu kế toán chủ đầu tư

kế toán chủ đầu tư
Sơ đồ kế toán tổng hợp

6.1 Trường hợp doanh nghiệp được Ngân sách nhà nước cấp vốn đầu tư XDCB theo dự toán được giao

+ Khi được giao dự toán về đầu tư xây dựng cơ bản, kế toán sẽ ghi đơn bên Nợ “ TK 008 – Dự toán chi sự nghiệp, dự án” để biết số dự toán sẽ được cấp.

+ Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, căn cứ vào tình hình sử dụng dự toán chi đầu tư XDCB để ghi vào các TK có liên quan. Nếu rút dự toán về lập quỹ tiền mặt thi ghi tăng tiền mặt trong quỹ; nếu rút dự toán để trả tiền mua vật tư, thiết bị XDCB cho người bán thì phụ thuộc vào việc sử dụng vật tư thiết bị đã mua và thực tế thanh toán mà kế toán có thể ghi tăng giá trị vật tư, thiết bị trong kho hay chi phí đầu tư XDCB và ghi tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) cùng lúc với việc ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB

Nợ 111

Nợ 152, 153, 331

Nợ 133

Có 441

Đồng thời phải ghi đơn bên có tài khoản 008 để làm giảm số dự toán chi dự án mà doanh nghiệp sẽ nhận được trong tương lai.

+ Khi chưa được giao dự toán chi đầu tư XDCB, nhưng khả năng là sẽ được giao và doanh nghiệp có nhu cầu về vốn đầu tư XDCB để thực hiện dự án thì có thể làm thủ tục để được kho bạc cho tạm ứng vốn đầu tư. Khi nhận được số tiền tạm ứng của kho bạc kế toán sẽ ghi tăng tiền và tăng các khoản phải trả phải nộp khác.

Nợ 111, 112

Có 3388

+ Khi dự toán chi đầu tư XDCB được giao, kế toán phải thực hiện các thủ tục thanh toán để hoàn trả cho kho bạc về số vốn đã tạm ứng. Khi được kho bạc chấp nhận các chứng từ thanh toán thì kế toán sẽ ghi giảm các khoản phải trả, phải nộp khác và ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB

Nợ 3388

Có 441

+ Khi nhận vốn đầu tư XDCB để trả các khoản vay ngắn hạn, vay nội bộ, vay đối tượng khác thì kế toán sẽ ghi giảm nợ phải trả và ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB

Nợ 311, 336, 338

Có 441

Đồng thời phải ghi đơn bên có của TK 008 để làm giảm số dự toán chi dự án mà doanh nghiệp sẽ nhận được trong tương lai.

6.2 Trường hợp khác kế toán chủ đầu tư

+ Khi các bên tham gia liên doanh, cổ đông góp vốn đầu tư xây dựng cơ bản thì kế toán sẽ ghi tăng tài sản và tăng nguồn vốn đầu tư XDCB.

Nợ 111, 112

Nợ 152, 153

Có 411

+ Khi bổ sung vốn đầu tư XDCB bằng quỹ đầu tư phát triển thì ghi giảm quỹ và ghi tăng nguồn vốn đầu tư XDCB.

Nợ 414

Có 441

+ Khi vay trung hạn hoặc dài hạn bằng tiền mặt hay trả cho người cung cấp vật tư thiết bị hay người nhận thầu về xây dựng cơ bản thì ghi:

Nợ 111,112

Nợ 331

Có 341

+ Khi công tác xây dựng cơ bản (và mua sắm tài sản cố định) bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng thì ngoài việc ghi tăng tài sản cố định kế toán đồng thời phải ghi bút toán chuyển nguồn:

Nợ 441

Có 411

+ Khi hoàn trả vốn đầu tư XDCB cho ngân sách nhà nước, cho đơn vị cấp trên về số vốn không chi hết, kế toán sẽ ghi giảm nguồn vốn và giảm tài sản:

Nợ 411

Có 111

Trên đây là những chia sẻ để giúp cá bạn nhà kế hiểu hơn về kế toán chủ đầu tư xây dựng công trình cơ bản – mọi thắc mắc liên quan đến khoá học hãy liên hệ ngay Trung tâm các bạn nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận