Kế toán cho nhà quản lý với 10 việc cần lưu ý

Kế toán cho nhà quản lý có thực sự quan trọng? Tại sao làm nhà quản lý vẫn cần biết về kế toán? Bài viết của Kế Toán Việt Hưng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các công việc liên quan đến kế toán của các nhà quản lý doanh nghiệp. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Nhà quản lý có cần biết về kế toán?

Căn cứ khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người quản lý doanh nghiệp như sau:

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Theo đó người quản lý doanh nghiệp bao gồm: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác.

Khái niệm "nhà quản lý"

Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân… Công việc của kế toán liên quan trực tiếp đến số liệu, báo cáo, thống kê, tài chính, thuế… Và đó là lý do vì sao kế toán cho nhà quản lý lại quan trọng đến vậy.

Làm kế toán cho nhà quản lý cần biết những gì?

Nếu bạn muốn trở thành người am hiểu và nắm bắt được mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của mình, chắc chắn bạn phải biết những công việc dưới đây!

1. Về báo cáo tài chính đưa ra

– Đưa ra số liệu liên quan đến một bộ báo cáo tài chính bao gồm:

+ Cân đối tài khoản theo Thông tư 133

+ Bảng cân đối kế toán

+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Lưu chuyển tiền tệ

* Kế toán phân tích các nghiệp vụ và số dư – ý nghĩa của từng tài khoản trên bảng cân đối tài khoản

* Cách nhặt số liệu từ cân đối tài khoản lên cân đối kế toán

* Cách nhặt số liệu từ cân đối tài khoản lên báo cáo kết quả kinh doanh 

* Cách nhặt số liệu từ cân đối tài khoản lên lưu chuyển tiền tệ và cách kiểm tra đối chiếu

Kế toán cho nhà quản lý cần biết gì?
Kế toán cho nhà quản lý cần biết gì?

2. Về nội dung liên quan đến các báo cáo đối chiếu 

– Về thuế: 

+ Hướng dẫn cài đặt thuế điện tử

+ Hướng dẫn cách tra cứu tờ khai, báo cáo đã nộp, kiểm tra tính đúng sai của tờ khai 

+ Hướng dẫn đối chiếu số thuế trên tờ khai so sánh với số thuế trên báo cáo tài chính

– Về Tài sản cố định:

+ Hướng dẫn đối chiếu chỉ tiêu 211, 214 trên bảng cân đối tài khoản so sánh cân đối kế toán, đồng thời đối chiếu với bảng tính khấu hao TSCĐ => Chỉ lỗi sai sót.

+ Hướng dẫn đối chiếu chỉ tiêu TK 242 trên CĐTK so sánh cân đối kế toán, đồng thời đối chiếu với bảng phân bổ CCDC => Chỉ lỗi sai sót.

– Về kho: Hướng dẫn đối chiếu số liệu trên báo cáo hàng tồn kho => Nhặt từ hàng tồn kho lên CĐTK và Cân đối kế toán: Mối quan hệ báo cáo hàng tồn kho so với báo cáo tài chính => Các lỗi thường sai khi làm kho.

– Về doanh thu: Đối chiếu doanh thu trên báo cáo tài chính => so doanh thu trên tờ khai chính, tờ khai điều chỉnh.

+ Đối chiếu sổ quỹ ngân hàng 

+ Đối chiếu sổ quỹ tiền mặt, đối chiếu quỹ tiền mặt nên so sánh với các chỉ tiêu tiền mặt với khoản công nợ cá nhân, công nợ tổ chức

– Về công nợ phải thu: Hướng dẫn đối chiếu công nợ phải thu => đối chiếu với báo cáo tài chính

Đi phân tích đúng sai hợp lý ở báo cáo công nợ – Công nợ tuy đơn giản nhưng rất nguy hiểm nếu nhà quản lý không biết nhìn nhận => Phân tích rủi ro khi dư nợ nhiều – dư có nhiều với một doanh nghiệp 

– Về công nợ phải trả: Hướng dẫn đối chiếu công nợ phải trả => Đối chiếu báo cáo tài chính so công nợ phải trả, công nợ phải trả từ số liệu công nợ so hàng tồn kho, so với doanh thu – so với lợi nhuận – cần lưu ý từ số liệu công nợ để phân tích rủi ro.

+ Đối chiếu tính cân đối giữa doanh thu/giá vốn => tính hợp lý của tỷ lệ này.

+ Cách xem chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC: Lợi nhuận có chuyển lỗ – Lợi nhuận không chuyển lỗ, đối chiếu lợi nhuận giữa các báo cáo: Báo cáo kết quả kinh doanh so sánh lợi nhuận trên quyết toán thuế TNDN.

– Cách cân đối kiểm tra chỉ tiêu TK 642/So sánh với doanh thu => Tỷ lệ chiếm bao nhiêu thì hợp lý: Các lưu ý khi kiểm tra tài khoản này với các loại hình Doanh nghiệp.

– Cân đối kiểm tra tài khoản 635: Tính hợp lý của TK 635 trong trường hợp có phát sinh lãi vay: Điều kiện được tính chi phí hợp lý – Chi phí không hợp lý – Các thông tin liên quan đến giao dịch liên kết theo nghị định 132.

– Kinh nghiệm sắp hồ sơ đầy đủ trong một doanh nghiệp.

Để trở nên thành thạo về kế toán cho nhà quản lý, mời bạn tham khảo ngay Khóa học kế toán dành cho nhà quản lý của chúng tôi và bấm đăng ký học cùng giáo viên trên 15 năm kinh nghiệm. Hoặc bạn có thể liên hệ Hotline 0988680223, fanpage để nhận tư vấn chuyên sâu ngay hôm nay!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...