Học kế toán ra làm gì? Kế toán là một bộ phận chức năng không thể nào thiếu trong một tổ chức, doanh nghiệp. Nhu cầu thị trường nhân lực ngành này tại Việt Nam rất cao, ở nơi đâu cũng cần đến kế toán, từ kế toán viên cho đến kiểm toán viên, kiểm toán cấp cao. Có thể nói, học kế toán bạn có thể làm việc ứng dụng trong nhiều phòng ban.
Kế toán là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động ở tất cả các đơn vị tổ chức. Cơ hội việc làm luôn trải rộng với sinh viên theo học ngành này. Bạn đang có dự định chọn ngành kế toán nhưng chưa nắm rõ về kế toán? Kế toán là gì? Ngành kế toán đào tạo những gì? Ra trường làm công việc gì? Hay để trở thành kế toán cần có những yêu cầu gì?… chúng ta cùng phân tích để hiểu hơn về ngành kế toán nhé.
1. Kế toán là gì?
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Luật kế toán Việt Nam 2003) hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh.
+ Thu thập: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.
+ Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.
+ Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.
Trên cơ sở số liệu của các hoạt động kinh tế, bộ phận kế toán đưa ra những báo cáo theo quy định của Pháp luật và những báo cáo nội bộ theo yêu cầu của ban lãnh đạo, từ đó có cở sở để ban lãnh đạo cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.
2. Đào tạo nghề kế toán học những gì?
Ngành kế toán đào tạo các môn học như: Nguyên lý kế toán, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Pháp luật Thuế, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Phân tích báo cáo tài chính,… Thông qua đó bạn sẽ nắm vững được các kiến thức nền tảng về kế toán, kiểm toán cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, các kỹ năng thu thập xử lý số liệu kế toán, từ đó đưa ra các báo cáo về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…
Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung thêm cho mình những kỹ năng mềm cần thiết như khả năng sử dụng vi tính, ngoại ngữ, hay kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm…
3. Kế toán làm việc ở đâu?
Kế toán đóng vai trò quan trọng nhất định trong việc quản lý kinh tế tài chính, là một bộ phận không thể thiết ở tất cả các đơn vị tổ chức, từ đơn vị nhỏ cho đến phạm vi lớn hơn, vì vậy thị trường việc làm của ngành kế toán rất rộng lớn và đa dạng.
Hiện nay, nước ta sẽ có khoảng hơn 600.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên, tại những Tập đoàn, Tổng công ty bộ phận kế toán tài chính thậm chí lên đến hàng chục người… từ đó chúng ta có thể thấy cơ hội việc làm của ngành kế toán rất phong phú không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lại nhiều năm tới nưa. Người học nghành kế toán có cơ hội lựa chọn những công việc hấp dẫn như: nhân viên kế toán thuế, nhân viên kế toán tổng hợp, giao dịch ngân hàng, thủ quỹ, kiểm toán viên, kiểm soát nội bộ, kế toán trưởng, giám đốc tài chính….hay giảng viên, tư vấn tài chính….
Ngoài ra, người học kế toán có thể làm việc tại các loại hình đơn vị khác như:
+ Ngoài doanh nghiệp (Doanh nghiệp là các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tín dụng…), bạn có thể làm việc ở các đơn vị công như Kho bạc Nhà nước, các phòng ban tài chính…
+ Các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
4. Yêu cầu đối với người làm kế toán?
Các thông tin bộ phận kế toán đưa ra đều phải chính xác, minh bạch, thể hiện được quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra trong đơn vị trong một thời gian xác định. Do đó, người làm kế toán cần phải có những phẩm chất như:
– Cẩn thận, tỉ mỉ: là tiêu chí đầu tiên để bạn làm được nghề kế toán đó là tính cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ nhất, bởi kế toán viên là người gắn liền với những hóa đơn, chứng từ quan trọng phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và việc tính toán những con số một cách chính xác nhất, thể hiện đúng và đủ nhất về tình hình tài chính đối với người sử dụng thông tin.
– Trung thực, kiên nhẫn và có đạo đức nghề nghiệp: kế toán luôn gắn liền với vấn đề tài chính, tiền bạc nên kế toán phải luôn thực hiện đúng quy định, cung cấp thông tin chính xác, khách quan để đối tượng sử dụng thông tin có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
– Tính chính xác: mỗi nghiệp vụ kế toán sẽ gắn liền với những con số khác nhau, vì thế công việc này đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.
– Có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp số liệu: để có thể phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tích tổng hợp chúng một cách hợp lý.
– Có kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm kế toán: hiện nay, công nghệ thông tin ngày các phát triển mạnh mẽ và được áp dụng vào các ngành nghề khác nhau nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động, các phần mềm kế toán ra đời ngày càng nhiều, nhằm giảm bớt áp lực cho nhân viên cũng như tiện ích trong việc quản lý. Vì thế, nếu một kế toán viên sử dụng thành thành các thao tác phần mềm kế toán cũng là một lợi thế.
– Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ và vi tính là một yếu tố quan trọng nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp kế toán của mình, bên cạnh đó các kỹ năng mềm cũng cần rèn luyện như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch công việc…
Các bạn đã có những hiểu biết về nghề kế toán, kế toán có phải là nghề ngồi bàn giấy. Công việc kế toán không đơn giản như nhiều người nghĩ, không phải là công việc nhàn hạ, sáng mở sổ ra tối gấp sổ lại, thực ra công việc vô cùng vất vả. Nhưng với Khoá học tại Việt Hưng chắc chắn bạn sẽ rảnh tay hơn nhiều nhờ những bí kíp bậc thầy lâu năm trong nghề.