Các bước học kế toán cho người chưa biết gì

Đánh giá

Học kế toán cho người chưa biết gì? Ngày nay kế toán được đào tạo rất là nhiều bên cạnh đó các doanh nghiệp mọc ra cũng không kém “cung và cầu hầu như là tương đương” nhưng điều đáng nói ở đây là làm thế nào để trở thành một nhà kế toán giỏi? Bốn năm trên ghế nhà trường bạn vẫn chỉ là trang giấy trắng với đống lý thuyết mơ hồ, hay hiện bạn đang theo học hoặc làm một ngành khác nhưng bây giờ muốn chuyển sang làm kế toán? Nhưng bạn hoang mang chưa biết bắt đầu từ đâu? Chưa biết học kế toán như thế nào? Bài viết này Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn con đường ngắn nhất đến với nghề kế toán.

Bạn muốn theo đuổi con đường nào đó, thì trước hết bạn phải hiểu được bản chất và cái đích đến của con đường đó  là gì? Vậy nghành kế toán là gì?

cac-buoc-hoc-ke-toan-cho-nguoi-chua-biet-gi
Học kế toán cho người chưa biết gì?

Hiểu một cách nôm na ,KẾ có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức. TOÁN  là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được. Nhưng Kế Toán không chỉ đơn giản là công việc thu nhập các chứng từ và ghi chép các sự việc kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp. Vây ngành kế toán chính là là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động của doanh nghiệp.

Sau khi bạn đã thực sự đã hiểu kế toán làm gì rồi, và sẵn sàng cho công cuộc theo đuổi con đường thành công với nghề kế toán, nhưng bạn vẫn chưa xác định được mình cần bắt đầu từ đâu.

Học kế toán cho người chưa biết gì?

Đầu tiên, Nguyên lý kế toán là nền tảng căn bản

Khởi đầu cho chuyên ngành kế toán là môn học nguyên lý kế toán căn bản. Nó được xem là những lý thuyết sơ khai, làm nền tảng cho các môn học tiếp theo của chuyên ngành “đầu đổi sổ sách, vai mang chứng từ”.Vì thế , trước khi bắt đầu bạn đừng vội chạy theo các khóa học nâng cao về kế toán thuế hay kế toán quản trị, như thế rất dễ làm cho bạn nản chí và bỏ cuộc ngay lập tức.

Trước hết bạn phải thuộc và nắm rõ hệ thống tài khoản kế toán. Ở đây bảng hệ thống kế toán là nền tảng để bạn định khoản các dữ liệu. Kế toán Việt Hưng xin gợi ý mẹo học dễ nhớ, dễ học và “chống” ngán là hãy học theo đầu tài khoản cùng với đặc trưng của chúng.

  • Tài khoản đầu 1, đầu 2 là tài sản
  • Tài khoản đầu 3, đầu 4 là nguồn vốn
  • Tài khoản đầu 5, đầu 7 ghi nhận doanh thu
  • Tài khoản đầu 6,8,9 ghi nhận chi phí

Hiểu rõ được tính chất cân đối của tài sản và nguồn vốn; phân biệt được đâu là tài khoản về nguồn vốn, đâu là các tài khoản về tài sản. Đặc biệt, bạn cần ghi chú tài khoản đầu (5 và 7) mang tính chất Nguồn Vốn; tài khoản đầu (6 và 8) mang tính chất Tài Sản. Nó làm nền cho định khoản có phát sinh bên dưới đây.

12

Lưu ý: Trừ một số tài khoản đặc biệt không tuân thủ theo nguyên tắc trên

Để định khoản một cách dễ dàng, bạn hãy phân tích và hiểu được bản chất của mỗi nghiệp vụ và định khoản theo thứ tự sau:

  • Xác định đối tượng kế toán cần định khoản.
  • Nợ ghi trước và Có ghi sau. Lưu ý bạn nên ghi hết bên Nợ rồi mới sang bên Có.
  • Nghiệp vụ biến động tăng (giảm) ghi mỗi mục một bên.
  • Dòng ghi các mục Nợ phải so le với dòng Có.
  • Cuối cùng tổng giá trị ghi bên Nợ phải bằng tổng giá trị ghi bên Có.

Nguyên lý kế toán giúp bạn hiểu các nguyên tắc trong kế toán, cách sắp xếp, tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp. Việc học các vấn đề trên, giúp bạn biết cách hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế xảy ra tại doanh nghiệp. Thực hiện được việc lập chứng từ, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, cũng như lập tờ khai thuế thu nhập, thuế GTGT,…. của doanh nghiệp. Nếu bạn chưa biết làm thế nào để học nguyên lý căn bản kế toán nhanh và hiệu quả nhất thì bạn tham gia một khóa học Nguyên lý kế toán doanh nghiệp tại Việt Hưng nhé.

Thứ 2 : Thực hành kế toán là bước nâng cao tiếp theo

Học kế toán cho người chưa biết gì?

Sau khi nắm chắc nguyên lý kế toán, tiếp theo bạn sẽ học thực hành trên toàn bộ các chứng từ thực tế giúp bạn có cách tiếp cận kế toán gần với thực tế nhất. Phần thực hành kế toán, bạn sẽ được học kế toán trên chứng từ thực tế ở tất cả các phần hành, bắt đầu từ Vốn bằng tiền, lương, tài sản… đến những phần hành phức tạp như tính giá thành sản phẩm, xác định doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

  • Đầu tiên, bạn phải biết cách xử lý các chứng từ. Thế nào là chứng từ được coi là hợp lý, hợp lệ, và hợp pháp.
  • Hiểu những thông tư nghị định quy định về hóa đơn. Và Biết xử lý các trường hợp như hóa đơn viết sai ( nên làm biên bản điều chỉnh hay thu hồi hóa đơn đã lập và việt lại hóa đơn mới?)
  • Các bút toán số dư đầu kỳ : chuyển số dư từ năm trước sang sang năm sau, hạch toán thuế môn bài ..
  • Nhập số dư đầu kỳ, mở tài khoản chi tiết để quản lý dễ dang hơn theo từng doanh nghiệp.
  • Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng phần hành: Phiếu thu, phiếu chi, báo nợ, báo có, phiếu kế toán tổng hợp, nghiệp vụ mua và bán hàng…
  • Lập và theo dõi bảng phân bổ chi phí trả trước, khấu hao TSCĐ.
  • Lập và tính lương cho cán bộ nhân viên.
  • Làm các bút toán cuối tháng, cụ thể như: tiền lương, trích khấu hoa TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước, kết chuyển thuế, doanh thu, chi phí…
  • Lập bảng cân đối phát sinh
  • Lập chí phí, kết chuyển doanh thu
  • Lập báo cáo tài chính : Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Cuối cùng, Thực hành kê khai thuế và lập báo cáo tài chính

Hiện nay việc kê khai thuế khác là thuận lợi khi chúng ta có thể kê khai thuế trực tiếp trên phần mềm HTKK, để làm được điều này bạn nên tìm hiểu các vấn đề tiếp theo: học nghiệp vụ , các thông tư và luật thuế.

  • Chính sách thuế mới nhất, luật thuế, các thông tư nghị định mới nhất về luật thuế trong doanh nghiệp hiện hành. Kiến thức về các loại thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN, Thuế môn bài
  • Kê khai thuế môn bài, Thuế GTGT, Thuế TNCN..
  • Hướng dẫn điều chỉnh tờ khai thuế khi kê khai thuế sai ; Hướng dẫn kê khai bổ sung khi đã nộp Tờ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế
  • Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Thời hạn nộp các tờ khai thuế theo quy định
  • In và nộp báo cáo thuế, gửi báo cáo thuế qua mạng.
  • Giải quyết các tình huống thực tế: giải trình chi phí với cơ quan thuế, chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế,…

Hiểu được những kiến thức chuyên sâu cũng như những kinh nghiệm thực tế.  Qua đó, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để sẵn sàng tiếp nhận công việc của kế toán trong tương lai.

Trung Tâm Kế Toán Việt Hưng, thường xuyên khai giảng các lớp Online như: nguyên lý kế toán, lớp kế toán tổng hợp cho từng loại hình doanh nghiệp, lớp kế toán thuế chuyên sâu… Đến với Việt Hưng, các bạn được sắp xếp lớp ngay khi đăng ký mà không phải đợi chờ. Kế toán Việt Hưng luôn đồng hành cùng bạn.

cac-buoc-hoc-ke-toan-cho-nguoi-chua-biet-gi

Chúc bạn thành công trên con đường kế toán!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận