02 Trường hợp hóa đơn điều chỉnh không phải gửi mẫu 04SS-HĐĐT

Hóa đơn điều chỉnh | Vừa qua TCT nhận được công văn số 3147/CTBN-TTHT ngày 26/9/2022 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh về hóa đơn điện tử. Và ngày 10/5/2023, TCT có công văn trả lời TCT Bắc Ninh về xử lý sai sót hóa đơn, các trường hợp hóa đơn điều chỉnh/ thay thế không phải gửi 04SS-HĐĐT cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu ngay dưới đây.

1.Cách xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót bằng hóa đơn điều chỉnh không phải gửi Mẫu 04SS-HĐĐT

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP 

Tại Công văn 1647/TCT-CS năm 2023, Tổng cục Thuế hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử như sau:

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, điểm c, e khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Căn cứ các quy định trên, tại Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 và Quyết định 1510/QĐ-TCT năm 2022 của Tổng cục Thuế đã quy định các thành phần dữ liệu hóa đơn điện tử đáp ứng, theo đó:

hóa đơn điều chỉnh
02 trường hợp hóa đơn điều chỉnh không phải gửi mẫu 04SS-HĐĐT

(1) Trong trường hợp người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh thì người bán thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hoá bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hoá đúng (bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thué).

(2) Trong trường hợp người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn thay thế thì người bán lập lại hoá đơn mới với số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn và đầy đủ toàn bộ nội dung của hóa đơn cần thay thế.

Đối với cả 2 trường hợp nêu trên, hoá đơn điều chỉnh hoặc thay thế đều cần ghi thông tin: “Điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng…. năm…” và trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.

(3) Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn FO) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai thì:

– Nếu lựa chọn phương pháp điều chỉnh: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).

– Nếu lựa chọn phương pháp thay thế: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1 (lúc này hóa đơn FO đã bị thay thế bởi hóa đơn F1).

(4) Đối với hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có sai sót, doanh nghiệp lập hóa đơn thay thế theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì thống nhất ý kiến của Cục thuế về việc doanh nghiệp không phải hủy hóa đơn đã lập theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, không phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn vì từ ngày 1/7/2022, Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Thông tư 39/2014/TT-BTC, các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2014/TT-BTC đã hết hiệu lực thi hành.

Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

2. Việc lập hóa đơn khi trả lại hàng hóa

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:

“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

  1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.” Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

  1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

> Căn cứ quy định trên, trường hợp xuất hàng hóa dưới hình thức hoàn trả hàng hóa thì sử dụng hóa đơn theo quy định nêu trên.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

hóa đơn điều chỉnh 3
Hỏi – đáp về hóa đơn điều chỉnh

Trên đây là chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng về xử lý sai sót hóa đơn, các trường hợp hóa đơn điều chỉnh / thay thế không phải gửi 04SS-HĐĐT mong rằng sẽ kịp thời tháo gỡ phát sinh thực tế kế toán gặp phải – đừng quên đón xem các bài viết tiếp theo cập nhật & đừng quên ủng hộ chúng tôi Like Fanpage chính thức cùng ưu đãi hấp dẫn dành cho các khóa học kế toán tổng hợp đa lĩnh vực trong Doanh nghiệp & HCSN công.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...