Mô tả công việc kế toán hành chính sự nghiệp có thu

Đánh giá

Công việc kế toán hành chính sự nghiệp có thu | Ngoài các doanh nghiệp phải cần có kế toán để làm những vấn đề liên quan đến tài chính, chi phí, doanh thu thì các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng cần phải có những người làm các công việc kế toán. Để có cái nhìn tổng quát về kế toán hành chính sự nghiệp, hãy cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Kế toán hành chính sự nghiệp là gì?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản theo từng vế như sau: Hành chính sự nghiệp là các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan hành chính. Ví dụ như trường học công, ủy ban, bệnh viện,…

Vậy kế toán hành chính sự nghiệp là người làm kế toán trong các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính đó. Kế toán hành chính sự nghiệp là người có trách nhiệm quản lí ngân sách, quản lí tài chính tại các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính.

công việc kế toán hành chính sự nghiệp 2
Phân biệt 04 loại hình công việc kế toán hành chính sự nghiệp

2. Công việc của kế toán hành chính sự nghiệp

Nhằm mục đích kiểm soát tình hình sử dụng kinh phí, sử dụng các loại vật tư tài sản công và dự toán thu, chi hợp lý theo định mức của Nhà nước đề ra. Kế toán hành chính sự nghiệp còn góp phần vào việc sử dụng vốn một tiết kiệm và hiệu quả cao. Như vậy để có hiệu lực trong công tác thì kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện những công việc sau:

– Ghi chép và phản ánh cách kịp thời, đầy đủ và chính xác về tất cả nghiệp vụ

– Thực hiện kiểm soát và theo dõi tình hình chấp hành dự toán thu chi. Kiểm soát tình hình triển khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức một cách hợp lý. Đồng thời kiểm tra và quản lý sử dụng vật tư tài sản ở đơn vị, chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.

– Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối nguồn kinh phí và theo dõi tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới.

–Lập, nộp các báo cáo tài chính và gửi các sổ sách liên quan cho các cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính đúng hạn.

– Cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết để phục vụ cho các việc liên quan đến sử dụng các nguồn kinh phí tại đơn vị.

Kế toán hành chính sự nghiệp gồm các phần sau:

– Kế toán tiền và vật tư có nhiệm vụ phản ánh được về tình hình giao nhận dự toán, thu, chi Ngân sách. Đồng thời phản ánh được tình hình tăng, giảm vật tư và cách xử lý nguồn kinh phí đã nhận trong kỳ.

– Kế toán tài sản cố định: Thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ như: mua sắm, xin được cấp, tính hao mòn tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định,… 

– Kế toán các khoản thu: Các nghiệp vụ thấy được sự khác nhau trong cách hạch toán khoản thu giữa đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và đơn vị hành chính có sản xuất kinh doanh.

– Kế toán các khoản tiền lương và bảo hiểm: Tương tự như ở doanh nghiệp, nhiệm vụ của phần này là thực hiện và hạch toán các nghiệp vụ tính, chi lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, …

– Kế toán các khoản phải trả: hạch toán các khoản phải trả cho các đối tượng trong đơn vị hành chính sự nghiệp như: nhà cung cấp, học sinh và một số các đối tượng khác.

– Kế toán các nguồn kinh phí: Hạch toán các nghiệp vụ về việc nhận dự toán do Ngân sách Nhà nước cấp, như: nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí dự án,…

– Kế toán các khoản chi: hạch toán các nghiệp vụ để biết được các việc chi cho các hoạt động thường xuyên, hoạt động không thường xuyên, chi dự án hay chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Đồng thời, thực hiện việc lên kế hoạch sử dụng một cách hợp lý các nguồn kinh phí chi đó.

– Kế toán các khoản doanh thu: Mục đích để phản ánh các khoản doanh thu tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Kế toán các khoản chi phí: tương tự như kế toán ở doanh nghiệp, hạch toán các chi phí như: chi lương, tiền công, phụ cấp, nhập nguyên vật liệu cho sản xuất, chi phân bổ công cụ dụng cụ sản xuất, chi tính hao mòn tài sản cố định,…

– Kế toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ: thực hiện nghiệp vụ kết chuyển các loại dự toán, các loại nguồn kinh phí cũng như các khoản chi vào cuối kỳ kế toán năm.

– Kế toán các sổ sách và báo cáo tài chính: rà soát lại các loại sổ sách cần in ra vào cuối kỳ kế toán năm để lưu. Đồng thời lập các báo cáo tài chính và các sổ sách cần thiết liên quan để cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và ngoài đơn vị.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

công việc kế toán hành chính sự nghiệp 2
Hỏi đáp về công việc kế toán hành chính sự nghiệp

Như vậy, kế toán Việt Hưng đã mô tả cho các bạn hình dung về công việc của kế toán hành chính sự nghiệp. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận