Chia sẻ các kinh nghiệm khi làm kế toán tổng hợp trong DN sản xuất

Đánh giá

Sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động  để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất và các chi phí khác về tổ chức quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm theo kế hoạch. Hãy cùng kế toán Việt Hưng chia sẻ kinh nghiệm khi làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp sản xuất

kinh-nghiem-khi-lam-ke-toan-tong-hop

  1. Khái niệm tổng quát 

  • Kế toán có rất nhiều phần hành như:Kế toán tiền mặt, Kế toán ngân hàng, Kế toán tiền lương,kế toán thanh toán,…
  • Và có một phần hành kế toán người ta gọi là kế toán tổng hợp.
  • Vậy thế nào là kế toán tổng hợp, và kế toán tổng hợp trong mỗi loại hình doanh nghiệp có khác nhau không.
  • Câu trả lời là có.Mỗi một loại hình doanh nghiệp thì kế toán tổng hợp khác nhau. Hôm này mình sẽ chia sẻ về kế toán tổng hợp trong DN sản xuất.
  1. Loại hình doanh nghiệp sản xuất 

  • Thứ nhất chúng ta phải hiểu về doanh nghiệp sản xuất là gì?

+ Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực tao ra một sản phẩm nào đó như :

  • Sản xuất kem.
  • Sản xuất bao bì
  • Vân vân và mây mây.

+ Doanh nghiệp có chức năng là tạo ra sản phẩm hoàn thiện và bán ra thị trường để tạo doanh thu.

  1. Kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp sản xuất thì làm những gì

3.1. Lên kế hoạch 

– Xây dựng được bảng  định mức sản xuất của doanh nghiệp như ,lên được một bảng chi tiết thành tiền số lượng để áp dụng cho cả năm .

– Lên kế hoạch sản xuất trong ngày, trong tháng : Kế toán phải lên được kế hoạch xem tháng này sản xuất bao nhiêu để lấy vật tư vào để sản xuất.

– Để lên được kế hoạch sản xuất thì phải lên được kế hoạch bán , hoặc nắm được tình hình nguồn khách hàng của doanh nghiệp.

3.2. Theo dõi đầu vào và đầu ra 

– Sau khi lên được kế hoạch thì kế toán phải căn để lấy các hóa đơn đầu vào đẻ đủ cho sản xuất : Như các hóa đơn nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,

– Khi có hóa đơn đầu vào  đầu ra thì kế toán phải phân loại và hạch toán theo chế độ kế toán vào phần mềm  để theo dõi .Các nghiệp vụ sản xuất các bạn tìm hiểu thêm vào bài viết sau.

– Các đầu vào thì kèm theo các chứng từ mà kế toán tổng hợp phải làm như :Hợp đồng, biên bàn giao hàng,….

+ Hóa đơn nguyên vật liệu ,mua nhiều thì có hợp đồng, biên bản bàn giao vật tư, hoặc phiếu xuất kho của bên bán

+ Hóa đơn chi phí thì phải có phiếu thu, chi tiền,….

+ Hóa đơn đầu ra :Làm hợp đồng, bảng kê xuất hàng,..

3.3. Theo dõi tồn kho 

  • Sản xuất thì phải có thành phầm :Kế toán phải theo dõi tồn kho.Theo kinh nghiệm đã từng làm kế toán tổng hợp của sản xuất thì các bạn lên chia ra 2 kho để theo dõi cho dễ :

+ Kho một :Là kho Nguyên vật liệu.

+ Kho hai :Là kho thành phẩm.

  • Kế toán phải theo dõi :Số lượng, nhập , xuất, tồn của  nguyên vật liệu, thành phẩm , sản phẩm bán ra , hàng ngày
  1. Theo dõi tiền và ngân hàng

  • Hàng ngày theo dõi tiền và các khoản thanh toán qua ngân hàng, lưu các UNC,
  • Bình thường thì hàng quý và hàng tháng lấy sổ phụ từ ngân hàng về nhập vào phần mềm để biết được dòng tiền.
  1. Theo dõi công nợ

– Và theo dõi công nợ khách là một công việc không thể thiếu của kế toán tổng hợp .    Công nợ thì bao gồm:

+ Công nợ phải thu của khách hàng

+ Và có công nợ phải trả cho nhà cung cấp.

– Sau khi kế toán nhập sổ phủ ngân hàng vào các khoản chi ,thu tiền mặt thì sẽ theo dõi được công nợ của khách hàng trong doanh nghiệp.

       6. Theo dõi , hạch toán Tài sản và công cụ dụng cụ

  • Khi hóa đơn công cụ dụng cụ và tài sản về thì kế toán hạch toán và theo dõi khấu hao, và tình hình phần bổ hàng tháng.
  • Trong sản xuất thường là phải có máy sản xuất, và xây dựng nhà xưởng

-> Kế toán phải theo dõi sự hình thành tài sản để tập hợp giá trị của tài sản mà phân bổ vào giá thành sản xuất.

        7. Theo dõi Hạch toán lương

+ Theo nhân viên, chấm công và lên bảng lương theo quy chế từng công ty

+ Doanh nghiệp sản xuất thường có hai bộ phận: Bộ phận văn phòng và sản xuất.

+ Sau khi lên bảng lương thì phải hạch toán vào phần mềm.

  1. Báo cáo tháng, quý 

– Hàng tháng, hàng quý tùy theo từng doanh nghiệp kê khai tháng hoặc quý thì kế toán phải :

+ Kê khai thuế GTGT

+ Báo cáo tình hinh hình sử dụng hóa đơn

+ Và nộp qua mạng cho cơ quan thuế .

+ Thời gian hạn cuối cùng là 20 tháng tiếp theo nếu là kê khai tháng. Còn hạn cuối cùng là 30 quý tiếp theo nếu kê khai theo quý.

     9. Giai đoan lên lãi lỗ và chột các vấn đề 

– Công việc này thường làm hàng tháng hoặc quý

(Khi kê khai xong, tức là giai đoạn tập hợp các hóa đơn đầu vào đầu ra đã hoàn thành trong tháng hoặc quý.)

– Nhập hết sổ phụ ngân hàng

– Hạch toán các hóa đơn

– Chốt công nợ

– Chạy các bút toán kết chuyển

– Chạy tài sản

– Chạy công cụ

– Theo dõi thành phẩm tồn kho

—>  Sẽ ra được lãi lỗ hàng, căn cứ lãi lỗ để lên kế hoạch làm cho quý sau

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận