Để thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có sự thay đổi địa điểm kinh doanh. Vậy khi thay đổi địa điểm kinh doanh, thì doanh nghiệp xử lý thế nào thông tin đã đăng ký trên giấy phép kinh doanh và trên hóa đơn GTGT? Sau đây Ketoanviethung cùng các bạn tìm hiểu cụ thể vấn đề này
Đối với thông tin Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Khi thay đổi địa điểm kinh doanh tức là doanh nghiệp đã thay đổi thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
Như vậy sẽ phải làm lại Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Thủ tục thay đổi này các bạn liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạc đầu tư để được hướng dẫn cụ thể.
Đối với Cơ quan thuế
*) Căn cứ pháp lý:
– Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
– Theo mục IV của Công văn 2010/TCT-TVQT ngày 30/05/2014, hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 30/05/2014, ta xét 2 trường hợp xảy ra
TRƯỜNG HỢP 1
Nếu doanh nghiệp có thay đổi địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế doanh nghiệp và cơ quan thuế quản lý trực tiếp và doanh nghiệp vẫn có nhu cầu sử dụng tiếp hóa đơn này
– Bước 1: Đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục
sử dụng
Ví dụ: Công ty TNHH Đầu Tư Huy Thắng, có địa chỉ trụ sở cũ là: Số 141, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bồ Xuyên, TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.
Địa chỉ mới là: Số nhà 16, đường số 11, khu đô thị petro Thăng Long, Phường Quang Trung, TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
– Bước 2: Lập thông báo điều chỉnh thông tin (Mẫu TB 04/AC) theo thông tư 39/2014/TT-BTC trên hỗ trợ kê khai thuế
– Bước 3: Kết xuất thông báo điều chỉnh thông tin ra dạng XML và gửi qua mạng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
>CHÚ Ý
Sau khi làm xong 3 bước trên thì doanh nghiệp được sử dụng ngay hóa đơn, mà không phải chờ phản hồi lại của cơ quan thuế.
Tuy nhiên để chắc chắn là thông báo điều chỉnh thông tin đã gửi thành công hay chưa thì kế toán gọi điện liên hệ trực tiếp với bộ phận Ấn chỉ
-> để hỏi cán bộ thuế xem hệ thống của cơ quan thuế đã nhận được thông tin thay đổi của DN hay chưa (đề phòng trường hợp lỗi mạng hệ thống) mà cơ quan thuế không nhận được thông báo.
TRƯỜNG HỢP 2
Nếu doanh nghiệp có thay đổi địa chỉ dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp
– Nếu doanh nghiệp muốn tiếp sử dụng số hóa đơn đó
+ Bước 1: Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn chưa sử dụng cho cơ quan thuế nơi chuyển đi
Ví dụ: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (Mẫu BC 26/AC)
Ví dụ: Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng (mẫu BK 01/AC)
+ Bước 2: Đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng hóa đơn (Ví dụ: giống trường hợp 1)
+ Bước 3: Lập thông báo điều chỉnh thông tin gửi cho cơ quan thuế nơi chuyển đến (Ví dụ giống trường hợp 1)
– Nếu doanh nghiệp không muốn sử dụng số hóa đơn đó
+ Doanh nghiệp làm thủ tục hủy hóa đơn và gửi cơ quan thuế nơi chuyển đi (theo điều 29 thông tư 39/2014/TT-BTC) bao gồm:
Biên bản hủy hóa đơn
Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy
Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn
Thông báo kết quả hủy hóa đơn (Mẫu TB03/AC) làm trên hỗ trợ kê khai thuế, kết xuất XML và gửi qua mạng cho cơ quan thuế nơi chuyển đi
+ Lập Thông báo phát hành hóa đơn mới và gửi cơ quan thuế nơi chuyển đến
Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.