Bản mô tả công việc của kế toán công nợ phải thu, phải trả

5/5 - (1 bình chọn)

Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà công việc của kế toán công nợ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để làm một kế toán công nợ tốt bạn cần nắm được những công việc cơ bản trước khi bắt đầu công việc. Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé. 

công việc của kế toán công nợ
Bản mô tả công việc của kế toán công nợ phải thu, phải trả

1. Quyền hạn của một kế toán công nợ 

– Kế toán công nợ đề xuất Phụ trách Phòng khi gặp các trường hợp thanh toán có vướng mắc.

– Đề xuất với lãnh đạo những biện pháp thu hồi công nợ hữu hiệu.

– Đề xuất Trưởng Phòng mức thanh toán và lịch thanh toán công nợ đối với khách hàng

– Đề xuất hướng xử lý khi phiếu yêu cầu xuất hóa đơn chưa phù hợp .

– Đề xuất khi có điều chỉnh ,sửa đổi , thanh huỷ hóa đơn .

2. Mô tả công việc của kế toán công nợ phải thu, phải trả 

  1. Kế toán công nợ là người trực tiếp nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận:

– Kiểm tra nội dung, các điều khoản có liên quan đến điều khoản thanh toán để điều chỉnh nếu không hợp lý.

– Thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới vào Solomon đối với các khách hàng mới

– Sửa mã trên đối với khách hàng, nhà cung cấp có sự chuyển nhượng hoặc thay đổi

– Vào mã hợp đồng trong Phần mềm quản lý Tài chính Kế toán để theo dõi theo từng hợp đồng của từng khách hàng

  1. Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp
  2. Xác nhận hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán
  3. Kế toán công nợ trực tiếp kiểm tra công nợ:

– Khách hàng mua hàng theo từng đề nghị và dựa trên hợp đồng nguyên tắc bán hàng đã ký, kiểm tra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng.

– Khách hàng mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký, kiểm tra về số lượng hàng, chủng loại hàng hoá, phụ kiện đi kèm, giá bán, thời hạn thanh toán.

– Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên

– Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn, số tiền PP và báo cho các bộ phận mua hàng và cán bộ quản lý cấp trên

  1. Theo tiến trình của hợp đồng, kế toán công nợ phải liên lạc với các bộ phận/ Cán bộ quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng.
  2. Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng.
  3. Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận.
  4. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ
  5. Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty
  6. Định kỳ làm xác nhận công nợ với các chi nhánh/công ty
  7. Lập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp
  8. Kiểm tra báo cáo công nợ trên soft.
  9. Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt
  10. Lập thông báo thanh toán công nợ 
  11. Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ.
  12. Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng, từng nhà cung cấp. 
  13. Công nợ tạm ứng của cán bộ công ty/CN: 
  14. Theo dõi công nợ ủy thác: 
  15. Công nợ khác: 

– Phần hàng hóa: theo dõi và nhắc làm các thủ tục xuất trả vay, trả bảo hành khi có hàng.

– Phần phải thu, phải trả khác: theo dõi và nhắc thanh toán khi có phát sinh.

– Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận nợ các khoản công nợ phải thu, phải trả theo từng khách hàng, từng bộ phận.

  1. Theo dõi các khoản vay cá nhân và cán bộ trong công ty: 

– Quản lý các hợp đồng, biên bản thanh toán hợp đồng vay cá nhân và cán bộ.

– Theo dõi các hợp đồng và nhắc cán bộ nhân viên thanh toán khi đến hạn.

– Làm thanh lý hợp đồng cũ và hợp đồng mới khi có phát sinh.

– Điều chỉnh các bút toán chênh lệch tỷ giá phát sinh.

– Tính lãi phải trả cho từng đối tượng và từng hợp đồng.

  1. Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ.- Bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty

Trên đây là mô tả công việc của kế toán công nợ phải thu, phải trả trong doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận