Những điều bạn cần biết về chứng chỉ hành nghề kế toán năm 2019

Đánh giá

Chứng chỉ hành nghề kế toán là chứng chỉ được cấp cho các kế toán viên đã trải qua một kỳ thi đạt chuẩn do Bộ tài chính Việt Nam cấp. Cũng như các loại chứng chỉ khác, chứng chỉ này là cơ sở để xác định năng lực, phẩm chất của một kế toán viên xem họ có đủ khả năng, năng lực, trình độ đáp ứng được các nhà tuyển dụng hay không. Hãy cùng Ketoanviethung.vn tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây

Chứng chỉ hành nghề kế toán dùng để làm gì?

Một kế toán viên trong doanh nghiệp có thể có chứng chỉ hành nghề hoặc không.

Tuy nhiên đối với kế toán viên trong ngành kinh doanh dịch vụ kế toán thì đây là chứng chỉ rất cần thiết.

Vì để một doanh nghiệp tin tưởng thuê kế toán viên từ dịch vụ này, họ cần một sự đảm bảo về năng lực cũng như tính chuyên nghiệp của kế toán.

Làm sao để họ nhận ra việc thuê kế toán tiện lợi và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp hơn kế toán nội bộ.

Vì vậy chứng chỉ đóng vai trò là một bằng chứng đảm bảo khả năng làm việc của kế toán viên.

Đồng thời cũng là công cụ giúp Nhà nước quản lý được các cá nhân hoạt động kế toán ở Việt Nam.

Những người có chứng chỉ hành nghề kế toán đều được tự do lựa chọn hoặc hành nghề kế toán.

Hoặc đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, văn phòng kế toán.

Thời gian và nội dung thi chứng chỉ

Mỗi năm, Hội đồng thi tổ chức thi ít nhất một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV.

Trước ngày thi ít nhất 60 ngày

Hội đồng thi phải có trách nhiệm thông báo công khai các thông tin như về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi.

Để được phép dự thi bạn phải thuộc đối tượng dự thi là người Việt Nam hay người nước ngoài hội tụ đủ những điều kiện đăng ký thi:

Theo điều 4, chương I của Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.

Sau khi làm thủ tục dự thi, bạn sẽ phải thi và đạt điểm yêu cầu từ 5 điểm trở lên  mỗi môn của 4 môn sau thì mới được cấp chứng chỉ:

  • Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

Mỗi môn thi trên bạn phải hoàn thành một bài thi viết trong vòng 180 phút, riêng môn Ngoại ngữ bạn phải hoàn thành bài thi viết trong vòng 120 phút.

Bắt đầu từ năm 2017 những kế toán viên đang hành nghề có chứng chỉ CPA sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế.

Lưu ý: Hiệu lực của chứng chỉ kế toán trong vòng 5 năm.

Những đối tượng cần phải có chứng chỉ 

Bất kỳ người nào đang làm kế toán muốn mở rộng con đường sự nghiệp đều có thể thi chứng chỉ CPA.

Chính vì thế muốn được làm việc ở các vị trí sau, người đó nhất định phải có chứng chỉ hành nghề kế toán:

  • Kế toán trưởng:

Đây là một vị trí khó và yêu cầu cao.

Các sinh viên mới ra trường sẽ không thể ứng tuyển vào vị trí này.

Nó yêu cầu ứng viên tuyển dụng có chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo.

Có kinh nghiệm làm việc thực hành từ 2-3 năm.

Đặc biệt phải có chứng chỉ CPA hoặc các chứng chỉ hành nghề kế toán nước ngoài khác được công nhận.

  • Người được thuê làm sổ sách kế toán:

Những người làm sổ sách kế toán cho doanh nghiệp phải đạt yêu cầu và chuẩn mực nghề nghiệp trong Luật kế toán quy định.

Phải có chứng chỉ CPA, bồi dưỡng kế toán.

Hồ sơ đăng ký dự thi

  • Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác
  • Có dán ảnh 3×4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định.
  • Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực: Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài.
  • Tài liệu (bao gồm cả bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài)
  • Chứng minh người dự thi là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp.
  • 03 ảnh màu cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 6 tháng. 2 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận.
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
  • Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.Hoặc UBND địa phương nơi cư trú.
  • Tài liệu chứng minh tổ chức nghề nghiệp đó cấp Chứng chỉ chuyên gia kế toán. Hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định.

Kết quả:

Kết quả thi được thông báo cho từng người dự thi. 

Chứng chỉ hành nghề kế toán là một minh chứng quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp, kỹ năng chuyên môn của mỗi kế toán viên. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên của Kế toán Việt Hưng sẽ giúp ích cho các bạn có hướng thi chứng chỉ kế toán. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận