Mô hình doanh nghiệp tư nhân là gì?

Đánh giá

Doanh nghiệp tư nhân là mô hình kinh doanh do cá nhân làm chủ. Và tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình. Vậy doanh nghiệp tư nhân vận hành như thế nào? 

Căn cứ vào Điều 183, Luật doanh nghiệp năm 2014:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một các nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp doanh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Đặc điểm & cơ cấu mô hình doanh nghiệp tư nhân

a) Đặc điểm của doanh nghiệp tư  nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do 1 cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quản lý Công ty.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của doanh nghiệp. (nếu doanh nghiệp phá sản thì mọi tài sản đứng tên của chủ doanh nghiệp như nhà cửa, đất đai đều được đem ra để thanh toán nợ)
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

b) Cơ cấu doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh có cơ cấu tổ chức đơn giản, không phức tạp như các loại hình kinh doanh khác.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với các hoạt động  kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể tự mình quản lý doanh nghiệp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành kinh doanh.

>>> Như vậy, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp như thế nào còn phụ thuộc vào cách tổ chức, sắp xếp, quản lý của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (nếu có hộ chiếu thì dùng hộ chiếu) còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
  • Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và chứng minh thư nhân dân của Chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân khác có chứng chỉ hành nghề
  • Bản kê khai thông tin đăng ký thuế

Lưu ý: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I­1 Thông tư số 01/2013/TT­BKHĐT.

Quy định và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân

a) Quy định

Thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy CN ĐKKD. Bảo đảm đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp pháp hiện nội dung trong Giấy CN ĐKKD chưa chính xác so với nội dung hồ sơ ĐKKD. Thì doanh nghiệp gửi thông báo yêu cầu cơ quan ĐKKD hiệu đính cho phù hợp.

Việc tự ý thay đổi nội dung Giấy CN ĐKKD là vi phạm pháp luật. Và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

mo-hinh-doanh-nghiep-tu-nhan

b) Quyền & Nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân

Quyền quản lý doanh nghiệp

  • Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế
  • Có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý điều hành doanh nghiệp. Nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.Và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp

Do chủ doanh nghiệp tự nhân khai và có nghĩa vụ khai báo chính xác. Toàn bộ vốn và tài sản; kể cả vốn vay và tài sản thuê đưa vào hoạt động kinh doanh. Đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký. Thì chủ DNTN chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cho thuê doanh nghiệp

Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn doanh nghiệp của mình. Nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế.

Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Được quy định trong hợp đồng cho thuê.

Bán doanh nghiệp tư nhân

Chủ DNTN có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện. Trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.

Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Tạm ngưng hoạt động

Chủ DNTN có quyền tạm ngưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm ngừng cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Trong thời hạn tạm ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ; chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng; và người lao động trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thời gian ngừng hoạt động tối đa 2 năm ( lần đầu làm tạm dừng trong vòng 1 năm; lần 2 tiếp tục làm thủ tục dừng hoạt động thêm 1 năm nữa).

Mô hình doanh nghiệp tư nhân là bước đầu tiên để mỗi cá nhân khởi nghiệp, tự kinh doanh bằng số vốn của mình. Bài viết trên chia sẻ cơ cấu, cách thức doanh nghiệp tư nhân vận hành hợp pháp. Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận