Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo TT mới nhất

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Theo quy định chế toán hiện hành thì dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện vào cuối niên độ kỳ báo cáo tài chính. 

– Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm hàng tồn kho bị giảm giá.

– Đồng thời phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính.

– Dự phòng giảm giá là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống.

– Thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho.

– Để phản ánh số liệu hiện có và tình hình biến động tăng – giảm dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác.

– Kế toán viên sử dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành. Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 

Điều kiện trích lập dự phòng giảm giá 

Quy định về trích lập các khoản dự phòng như

  • Dự phòng giảm giá HTK, nợ phải thu khó đòi
  • Bảo hành sản phẩm, hàng hoá,
  • Công trình xây lắp, tổn thất các khoản đầu tư chính theo Thông tư 228/2009/TT-BTC

Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC: Quy định về các khoản chi phí không được trừ.

Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng:

  • Dự phòng giảm giá HTK
  • Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
  • Dự phòng nợ phải thu khó đòi
  • Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp
  • Dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập

Điều kiện lập dự phòng

  • Có hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn của hàng tồn kho.
  • Là những vật tư, hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Thời gian lập và hoàn nhập dự phòng

  • Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm.

Trường hợp doanh nghiệp được Bộ tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác năm dương lịch.

Thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

  • Đối với những doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

Thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

Phương pháp lập dự phòng giảm giá 

Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá và số lượng của từng loại hàng tồn kho để xác định mức dự phòng theo công thức:

kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm:

  • Chi phí mua,
  • Chi phí chế biến và
  • Các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm.

Và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi):

Là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).

Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết.

Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

Cách hạch toán dự phòng giảm giá 

Khi lập báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước. Kế toán viên trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

Khi lập báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước. Kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ. Do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
Có các TK 152, 153, 155, 156.

Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần. Khoản dự phòng giảm sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho luôn được thực hiện nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho doanh nghiệp. Thực hiện hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200 mới nhất hiện nay. Các bạn kế toán viên cần cập nhật những điểm thay đổi trong kế toán dự phòng. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoaithu
Hoaithu

Kế toán Việt Hưng cho tôi hỏi: Công ty tôi làm về thiết bị y tế, mới thành lập vào đầu 2018, Nhưng 2018 tôi không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Năm 2019 này tôi đang dự định sẽ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, như vậy có hợp lý không ? xin câu trả lời sớm a

cao lam
cao lam
Trả lời  Hoaithu

Chào bạn: Kế toán Việt Hưng xin gửi câu trả lời đến bạn.
Vì công ty mới thành lập nên năm 2018 bạn chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng không sao bạn nhé, sang năm 2019 nếu các mặt hàng bên bạn có sự giảm giá hàng tồn kho thì bạn nên trich lập

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...