Xuất kho nguyên vật liệu – Để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan và từ đó quản lý kho, áp dụng định mức giá thành hiệu quả khi tính giá thành thì thường phải lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Vì thế, bài viết sau Trung tâm Kế Toán Việt Hưng hướng dẫn cách xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất thực tế.
1. Về Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
– Dùng phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu phản ánh vào tài khoản này được phân loại như sau: Nguyên liệu, vật liệu chính; Vật liệu phụ; Nhiên liệu; Vật tư thay thế; Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản.
Kế toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên tài khoản 152 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực “Hàng tồn kho”. Nội dung giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập.
– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
- Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT.
- Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại TK 413
– Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến và chi phí chế biến.
– Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia công chế biến.
– Giá gốc của nguyên liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận.
Việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho, được thực hiện theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp giá đích danh;
- Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ;
- Phương pháp nhập trước, xuất trước.
→ Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán.
Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:
– Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL (1) = [Giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế của NVL nhập kho trong kỳ] / [Giá hạch toán của NVL tồn kho đầu kỳ + Giá hạch toán của NVL nhập kho trong kỳ]
Giá thực tế của NVL xuất dùng trong kỳ = Giá hạch toán của NVL xuất dùng trong kỳ x Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL (1)
→ Không phản ánh vào tài khoản này đối với nguyên vật liệu không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như nguyên vật liệu nhận giữ hộ, nguyên vật liệu nhận để gia công, nguyên vật liệu nhận từ bên giao ủy thác xuất – nhập khẩu,…
2. Hướng dẫn cách xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất trên phần mềm MISA
Căn cứ vào số lượng & doanh thu bán ra trên cơ sở dữ liệu sổ chi tiết bán hàng -> tính ra được số lượng NVL để mình xuất ra
BƯỚC 1:
Mở file Sổ chi tiết bán hàng:
BƯỚC 2: Vào phân hệ Kho
Chọn Tham số: VD Từ ngày 01/01/20xx -> 07/01/20xx
Tích chọn Mã Kho VT – Kho vật tư
Chọn “Đồng ý”
Màn hình hiển thị:
Xuất khẩu tải về lưu file Tổng hợp tồn kho VT ngày 7/1/20xx
BƯỚC 3: Tính số lượng NVL cần xuất kho để sản xuất ra thành phẩm hoàn chỉnh
Quay lại file Sổ chi tiết bán hàng:
PHƯƠNG ÁN: Dựa trên Số lượng NVL bỏ vào cho sản phẩm
VD: 472kg của 01 NVL tương ứng cho đơn giá NVL là 100,000 cho ra Doanh số tính NVL là 47.190.000
Quay lại File xuất Tổng hợp tồn kho thì ví dụ để sản xuất ra thành phẩm A này thì cần có thành phần: Dung môi & Nước
Tại đây ta nhân bản sao chép file Tổng hợp tồn kho để thực hiện phép tính nháp:
VD: 47.190.000 là phần chi phí để hình thành tỉ trọng NVL trong giá thành để sản xuất, thì:
– Nước: chiếm tỉ trọng 10% = ước tính là 4.700.000
– Dung môi: chiếm tỉ trọng 90% = 47.190.000 – 4.700.000 = 42.490.000 (cân đối tỉ trọng 2 thành phần)
-> Tiếp theo lấy: 42.490.000*9.843.650/225.116.911 = 1.857.950 (kg)
-> Tính toán tiếp thành phần Nước:
-> Thực hiện: 4.700.000*1.485.82/19.810.445 = 352.51 (m3) tính ra được số lượng cần xuất kho để sản xuất ra thành phẩm
BƯỚC 4: Truy cập vào phân hệ Kho chọn Xuất kho
Tại Mục 1. Hàng tiền
Bấm vào để thêm mới → quay ra file excel BC Tổng hợp tồn kho chọn Mã hàng (Ctrl+C) → Paste dán vào phần Mã hàng trong Phiếu xuất kho
Màn hình hiển thị:
LƯU Ý: Khi khai báo NVL sai thì định khoản Nợ/Có trong Phiếu xuất kho cũng bị sai nên cần kiểm tra để kịp thời sửa lại ngay
Màn hình hiển thị:
Tại khoản mục Số lượng
VD: Dung môi như phía trên ta tính toán nháp ở Excel ra được 1.857.950 (kg) → thực hiện Ctrl+C → Dán vào ô Số lượng
Tại Mục 2. Thống kê
VD: Check file Sổ chi tiết bán hàng Ctrl+C mã hàng TH HC 00015 vào ô Đối tượng THCP trong bảng Phiếu xuất kho
BƯỚC 5: Hoàn tất các bước chọn Cất → Tiếp tục chọn Đóng là xong phần xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất trên phần mềm Misa.
LƯU Ý: Khi xuất NVL truy cập vào Hệ thống -> Tùy chọn -> Vào Vật tư hàng hóa không được cho phép xuất âm (tuy nhiên đối với bán hàng thành phẩm cho phép xuất âm rồi nhập kho thành phẩm).
Qua bài viết Kế Toán Việt Hưng chia sẻ cho bạn đọc hiểu được rõ hơn cách xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất mong rằng đã giúp bạn hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Truy cập fanpage của chúng tôi để nhận những bản tin nghiệp vụ kế toán cùng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các khóa học kế toán đa lĩnh vực cho mọi vị trí nhé!