8 lưu ý khi kê khai thuế quý 1/2022 kế toán cần biết

Thời gian kê khai thuế quý 1/2022 chậm nhất là 04/05/2022. Do đó, việc chuẩn bị các nội dung để kê khai thuế quý 1 đang được các kế toán viên tích cực hoàn thiện. Bạn đừng bỏ lỡ 8 lưu ý khi kê khai thuế quý 1/2022 được Kế Toán Việt Hưng tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!

8 lưu ý khi kê khai thuế quý 1/2022 kế toán cần biết

1. Nâng cấp ứng dụng HTKK 4.8.0 iTaxviewer1.9.1 (khi chạy ứng dụng sẽ có thông báo nâng cấp tự động nếu chưa nâng)

2. Chỉ tiêu 22 luỹ kế số GTGT khấu trừ kỳ trước ở Quý IV/2021 khi kê khai theo Thông tư 80/2021/TT-BTC không hỗ trợ tự động, phải nhập tay và có cảnh báo vàng khi lưu dữ liệu (cảnh báo này không phải là lỗi)

3. Đối với các công ty có hàng hoá dịch vụ được miễn giảm từ 10 xuống 8% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Khi tải dữ liệu từ XML hay tải bảng kê HHDV 8% từ file excel phải chú ý xoá các dòng trống trên bảng kê excel và chú ý Ràng buộc của chỉ tiêu 33 số liệu tính chính xác thì mới kết xuất XML được!

4. Khi nộp các tờ khai (GTGT, TNCN) quý 4 phải đăng ký thêm các loại tờ khai (theo Thông tư 80/2021/TT-BTC) xong mới quay ra ký nộp tờ khai được!

5. 57 Tỉnh, TP triển khai theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP & Thông tư 78/2021/TT-BTC giai đoạn 2 từ 1/4/2022 – 30/6/2022 lưu ý là kê khai thuế quý 1/2022 chỉ cần 3 tờ khai sau:

+ Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn (BC26/AC) 2022

Mẫu BC26/AC - kê khai thuế quý 1/2022
Mẫu BC26/AC – kê khai thuế quý 1/2022

Cách lập mẫu báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn (BC26/AC) 2022

Bước 1: Mở phần mềm Hỗ trợ kê khai

Đăng nhập vào HTKK => Chọn trong mục “Hóa đơn” => Chọn mẫu “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC” => Chọn kỳ kê khai: “Tờ khai tháng” đối với doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế theo tháng hoặc “Tờ khai quý” đối với doanh nghiệp nộp thuế theo quý => Chọn kỳ muốn lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn => Đồng ý.

Lưu ý: Trên phần mềm HTKK có 2 mẫu BC26/AC:

+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC);

+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng (BC26/AC).

Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo số lượng (BC26/AC) chỉ dành cho những Hóa đơn được quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC bao gồm: Hóa đơn cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các của ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Bước 2: Điền đầy đủ các chỉ tiêu ở các cột trên báo cáo

Cột “Mã loại hóa đơn”: Click hình mũi tên đi xuống ở bên phải để chọn loại hóa đơn.

Cột 2 “Tên loại hóa đơn”: Phần mềm tự nhảy theo Mã loại hóa đơn.

Cột 3 “Ký hiệu mẫu hóa đơn”: Phần mềm sẽ tự nhảy Mã loại hóa đơn nhưng chỉ hiển thị “01GTKT” hoặc “02GTTT” tức là ký hiệu của mẫu hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng tùy theo lựa chọn ban đầu. Cần điền nốt hậu tố theo đúng ký hiệu mẫu hóa đơn của doanh nghiệp, lấy thông tin ở góc phải của hóa đơn đầu ra dòng đầu tiên.

Cột 4 “Ký hiệu hóa đơn”: Điền ký hiệu của hóa đơn trên hóa đơn đầu ra của doanh nghiệp, lấy thông tin ở góc phải của hóa đơn dòng thứ 2.

Cột 5 “Tổng số”: Phần mềm tự động tổng hợp kết quả (không cần điền).

Cột 6 “Từ số”: Điền số hóa đơn chưa lập nhỏ nhất của kỳ thuế trước.

Cột 7 “Đến số”: Điền số hóa đơn lớn nhất trong số hóa đơn đã làm Thông báo sử dụng hóa đơn.

Cột số 8 và 9 “Số mua/phát hành trong kỳ”:

Là số hóa đơn GTGT đặt mua mà trong kỳ tính thuế doanh nghiệp đã làm thông báo phát hành hóa đơn, hoặc số hóa đơn bán hàng mà trong kỳ doanh nghiệp đã mua của Chi cục thuế.

Nếu trong kỳ doanh nghiệp không phát hành hóa đơn GTGT hoặc không mua hóa đơn bán hàng của Chi cục thuế thì 2 cột này bỏ trống.

Cột 10, 11, 12 “Tổng số sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy”: Phần mềm tự động tổng hợp.

Cột số 13 “Số lượng hóa đơn đã sử dụng”: Điền số lượng hóa đơn đã xuất ra, không bao gồm các số đã xóa bỏ, mất, hủy trong kỳ.

Cột 13 = Số hóa đơn sử dụng cuối cùng trong kỳ – Số hóa đơn sử dụng đầu tiên trong kỳ + 1 – Số hóa đơn xóa bỏ, mất, hủy.

Cột 15 “Số Xóa bỏ”: Số hóa đơn đã lập nhưng do sai sót nên phải xóa bỏ (phải điền đầy đủ tất cả các số hóa đơn xóa bỏ).

Cột 17 “Số Mất”: Số hóa đơn đã lập nhưng bị mất.

Cột 19 “Số Hủy”: Những hóa đơn chưa từng sử dụng (lập) phải hủy theo quy định do Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hoá đơn, công ty giải thể, chia tách, sáp nhập… không tiếp tục sử dụng hóa đơn. Phải thành lập hội đồng hủy, có quyết định hủy và phải thông báo kết quả hủy với cơ quan thuế.

Chú ý: Khi đưa các số hóa đơn xóa bỏ, mất hoặc hủy vào phần mềm HTKK phải gõ đủ 7 chữ số của 1 số hóa đơn và sử dụng dấu chấm phẩy”; “để ngăn cách giữa các số, không sử dụng dấu cách.

Cột 14, 16, 18 “Số lượng”: Phần mềm tự động tổng hợp từ các số hóa đơn được điền vào các cột 15, 17, 19.

Cột 20, 21, 22 “Tồn cuối kỳ”: Phần mềm tự động tổng hợp (không cần điền).

+ Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp: Nhập tên Giám đốc

+ Người lập biểu: Nhập tên Người lập biểu

+ Ngày lập báo cáo: Mặc định là ngày hiện tại, có thể sửa nhưng không được lớn hơn ngày hiện tại.

Bước 3: Chọn “Ghi”, nếu có lỗi phần mềm sẽ tự động thông báo.

Bước 4: Nếu thành công, chọn “Kết xuất XML” để kết xuất Báo cáo nộp cho cơ quan Thuế.

+ Tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC 

Tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC 

Câu hỏi 1: Tờ khai 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 80 có thêm chỉ tiêu 23a và 24a. Xin hỏi chỉ tiêu này được khai như thế nào?

Trả lời: Tại tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có bổ sung chỉ tiêu 23a, 24a về giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nhập khẩu. Nếu người nộp thuế đáp ứng quy định về điều kiện liên quan đến xác định hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu theo quy định về pháp luật thuế GTGT và pháp luật hải quan thì NNT thực hiện kê khai giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nhập khẩu (chỉ tiêu 23a, 24a) trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.

Câu hỏi 2: Tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80 có kèm các phụ lục. Xin hỏi Phụ Lục 01-6/GTGT (CSSX) áp dụng cụ thể cho đối tượng nào?

Trả lời: Phụ lục Bản phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp mẫu số 01-6/GTGT (CSSX) (ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC) áp dụng với trường hợp phân bổ của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (trừ hoạt động sản xuất thủy điện, hoạt động kinh doanh xổ số điện toán) quy định tại Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 80/2021/TT-BTC

6. 06 Tỉnh, TP còn lại chuyển đổi Hoá đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP & Thông tư 78/2021/TT-BTC từ 1/1/2022 – 31/3/2022 thì lưu ý hồ sơ khai thuế quý 1/2022 ngoài 3 tờ khai trên ở mục (5) còn phải nộp kèm tờ khai 03/DL-HĐĐT – là Tờ khai dữ liệu hóa đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (Chỉ cần báo cáo loại hoá đơn không theo Thông tư 78/2021/TT-BTC thôi)

7. 06 Tỉnh, TP còn lại chuyển đổi Hoá đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP & Thông tư 78/2021/TT-BTC trước ngày 1/1/2022 thì hồ sơ khai thuế Quý 1/2022 gồm:

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Thông tư 80/2021/TT-BTC

8. Thời hạn nộp tờ khai thuế Quý 1/2022 là 30/4/2022 nhưng vì trùng ngày nghỉ lễ NÊN được gia hạn trên 04/05/2022.

Việc kê khai thuế quý 1/2022 là một trong những công việc kế toán viên cần thực hiện khi đến thời hạn. Hi vọng chia sẻ về 8 lưu ý khi kê khai thuế quý 1/2022 trong bài viết sẽ giúp bạn thực hiện kê khai nhanh chóng, chính xác nhất. Tìm hiểu thêm thông tin nghiệp vụ qua fanpage của Kế Toán Việt Hưng bạn nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...