Kế toán thuế GTGT thực hiện quy định kê khai và nộp thuế GTGT

Kê khai và nộp thuế GTGT – Chắc hẳn nhiều bạn kế toán vẫn đang còn băn khoăn về những quy định kê khai nộp thuế và hoàn thuế GTGT. Bài viết ngày hôm nay Kế toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Kế toán thuế GTGT thực hiện quy định kê khai nộp thuế & hoàn thuế GTGT.

kê khai và nộp thuế gtgt
Kế toán thuế GTGT thực hiện quy định kê khai và nộp thuế GTGT

1. Kế toán thuế GTGT thực hiện quy định kê khai nộp thuế GTGT

Cách xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay quý năm 2019 như thế nào để doanh nghiệp có thể kê khai và nộp thuế đúng với quy định hiện hành. Chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây nhé

1.1 Kê khai thuế GTGT theo quý

Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định Đối tượng khai thuế GTGT theo quý như sau:

“Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.

Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.”

Ví dụ : Công ty VIỆT HƯNG bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 01/2020

=> Thì năm 2020 thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Sau đó căn cứ vào doanh thu của năm 2020 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2021 kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý (kê khai và nộp thuế GTGT)

1.2 Kê khai theo tháng

Khai thuế GTGT theo tháng áp dụng đối với những doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng.

1.3 Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề

Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng).

Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.

LƯU Ý:

Doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.

Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 151) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.

1.4 Thời kỳ kê khai thuế GTGT

 Việc thực hiện khai thuế GTGT theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm.

1.5 Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT

Kê khai thuế GTGT theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo.

Ví dụ: Tờ khai quý 1/2020 => Chậm nhất là ngày 30/4/2020

Kê khai thuế GTGT theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Ví dụ: Tờ khai tháng 1/2020 => Chậm nhất là ngày 20/2/2020 (kê khai và nộp thuế GTGT)

CHÚ Ý:  Dù có phát sinh hay không phát sinh thì hàng quý (hoặc hàng tháng) vẫn phải nộp Tờ khai thuế GTGT.

1.6 Thời hạn nộp tiền thuế GTGT

Hạn nộp tiền thuế GTGT cũng là hạn nộp tờ khai (nếu có phát sinh tiền thuế phải nộp).

II – Kế toán thuế GTGT thực hiện quy định hoàn thuế GTGT

Những trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng

Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013, 2016) quy định các trường hợp được hoàn thuế GTGT gồm:

  • Trường hợp 1: Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
  • Trường hợp 2:  Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.

Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan thì không được hoàn thuế

  • Trường hợp 3:  Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
  • Trường hợp 4: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
  • Trường hợp 5: Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế GTGT đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Trường hợp 6: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.
  • Trường hợp 7: Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (kê khai và nộp thuế GTGT)

Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng

Các DN thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT phải đáp ứng:

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật.

– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh (kê khai và nộp thuế GTGT)

CHÚ Ý: Nếu DN đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng 

Căn cứ theo Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 tại Điều 1, Khoản 17 quy định như sau:

Điều 58. Hồ sơ hoàn thuế

  1. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;

b) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.”

Căn cứ theo quy định trên thì hồ sơ hoàn thuế gồm những tài liệu sau:

– Văn bản hoàn thuế theo mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo thông tư 156/2013)

– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế:

+ Photo tất cả các tờ khai thuế GTGT hàng tháng

+ Lập bảng kê tất cả các hóa đơn lớn hơn 20 triệu thanh toán qua ngân hàng

Thời hạn giải quyết hoàn thuế

Theo Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế được chia thành 02 trường hợp:

– Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau

  • Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  • Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

– Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.

→ Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.

Một số tình huống thưc tế

Ví dụ 1:

Công ty A ở VN nhận làm đại lý bán hàng hoá cho một công ty nước ngoài thì công ty A phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với mặt hàng chịu thuế GTGT khi nhập khẩu và bán trong nước như đối với hàng hoá do công ty nhập khẩu để bán.

Ví dụ 2: Công ty B ở VN thuê công ty nước ngoài thiết bị xây dựng theo giá hợp đồng là 100.000USD, Công ty B ở VN phải nộp thuế GTGT tính trên giá thanh toán dịch vụ này, khoản thuế GTGT công ty B đã nộp được coi là thuế đầu vào để tính khấu trừ theo quy định khấu trừ thuế.

– Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan Hải Quan thu thuế nhập khẩu.

– Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng ,trước khi vận chuyển hàng đi. Số thuế phải nộp đối với hàng hoá buôn chuyến tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.

– Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế GTGT khác nhau, phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ, nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Ví dụ 3: Công ty du lịch A có hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống, dịch vụ, điện thoại, bán đồ lưu niệm, bia, nước ngọt và thuốc chữa bệnh. Công ty A phải hạch toán riêng từng hoạt động kinh doanh, mặt hàng bán ra để tính thuế GTGT theo thuế suất của từng hoạt động, mặt hàng .

– Kinh doanh khách sạn, du lịch ăn uống: 10%.

– Dịch vụ điện thoại và bán các mặt hàng bia, 10%. nước ngọt, bánh kẹo, rượu, đồ lưu niệm:

– Bán thuốc phòng bệnh, chữa bệnh: 5%.

Nếu công ty A không hạch toán riêng được doanh thu và thuế đầu ra theo từng loại hàng hoá, dịch vụ có thuế suất khác nhau thì cơ sở phải nộp thuế GTGT với thuế suất là 10% tính trên tổng doanh thu.

Trên đây là toàn bộ bài viết về chủ đề Kế toán thuế GTGT thực hiện quy định kê khai nộp thuế & hoàn thuế GTGT . Hãy đến Việt Hưng để tham gia các khoá học kế toán online uy tín tại Trung tâm! 

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thanh Dang Le
Thanh Dang Le
Bình chọn :
     

Trường hợp năm ngoái T12/21 bên em có làm hợp đồng kiểm toán giá gồm VAT 10% nhưng đến T05/22 bên kiểm toán mới xuất HD nên thuế suất VAT là 8%. Vậy cho em hỏi bên em có cần làm phụ lục hợp đồng cho sự thay đổi này không ah.

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Thanh Dang Le

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

Trường hợp này phải làm phụ lục hợp đồng cho trường hợp này nhé bạn

Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...