Phương pháp tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu

Thuế GTGT không chỉ là loại thuế suất được đánh vào các loại hàng hóa dịch vụ trong nước. Mà thuế GTGT còn được tính trên cả hàng nhập khẩu. Vậy, phương pháp tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu như nào? Thuế suất thuế nhập khẩu có tính vào thuế GTGT không? Bài viết dưới đây sẽ được Kế toán Việt Hưng giải đáp các thắc mắc này. 

phuong-phap-tinh-thue-gtgt

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT – người tiêu dùng cuối cùng phải chịu. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng. Thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Đặc điểm của thuế GTGT

  • Thuế GTGT là thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ
  • Thuế Giá trị gia tăng đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tới tiêu dùng nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa
  • Thuế giá trị gia tăng có tính trung lập cao
  • Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế nhiều hay ít

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 3, Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và được hướng dẫn tại Thông tư 219/2013/TT-BTC

Ðối với hàng hoá nhập khẩu, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa. Trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định cuả pháp luật .

Hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng

Danh sách đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 5, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016.

Theo đó các hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng có thể chia thành 5 nhóm:

  • Nhóm hàng hóa là sản phẩm nông nghiệp, là dịch vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp: vd: giống vật nuôi..
  • Nhóm hàng hóa không chịu thuế theo các cam kết quốc tế: viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại…
  • Hàng hóa không chịu thuế GTGT vì lý do xã hội: nhập khẩu sách giáo khoa…
  • Hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế: hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu…….
  • Không chịu thuế GTGT vì một số lý do khác: máy móc, thiết bị vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học…

Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

phuong-phap-tinh-thue-gtgt

Điều 7, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016:

“Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu “

Thuế GTGT của hàng NK = (giá tính thuế Nk + thuế NK + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế bảo vệ môi trường) x thuế suất thuế GTGT

Trong đó: 

  • Giá tính thuế: Được tính theo 2 trường hợp: theo CIF hoặc FOB

+ Tính theo FOB:

Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có)

Với FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm).

+ Tính theo CIF:

Giá tính thuế = Giá FOB

Với CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).

  • Thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu.

+ Số lượng: số lượng hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu

+ Giá tính thuế: giá theo CIF hoặc FOB ở trên

+ Thuế suất thuế nhập khẩu: được quy định tại Thông tư 216/2009/TT­BTC.

Trình tự tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

Xác định những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế GTGT để tính thuế nhập khẩu trước làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng

Cụ thể các trường hợp:

– Cả lô hàng nhập khẩu vừa chịu thuế nhập khẩu vừa chịu thuế giá trị gia tăng:

-> tính thuế nhập khẩu trước, sau đó có căn cứ tính thuế giá trị gia tăng theo công thức trên.

– Lô hàng nhập khẩu chỉ có một số mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng:

-> tính thuế nhập khẩu cho cả lô hàng sau đó tính giá tính thuế giá trị gia tăng những mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng và tính thuế giá trị gia tăng đối với những mặt hàng đó.

– Cả lô hàng nhập khẩu có những mặt hàng được miễn giảm thuế nhập khẩu nhưng thuế giá trị gia tăng không được miễn giảm thì giá tính thuế giá trị gia tăng bao gồm cả thuế nhập khẩu.

Những mặt hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thị không chịu thuế giá trị gia tăng.

Tính thuế giá trị gia tăng:

  • Xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu chịu tuế giá trị gia tăng.
  • Xác định chính xác số thuế nhập khẩu phải nộp cuả hàng hoá chịu tuế giá trị gia tăng.
  • Xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho mặt hàng đó.
  • Tính thuế giá trị gia tăng theo công thức.

Thông báo thuế và thời gian tính thuế:

  • Thời gian tính thuế giá trị gia tăng và thông báo thuế như quy định đối với thuế xuất nhập khẩu.
  • Trong thông báo thuế phải ghi rõ số tiền thuế phải nộp cuả từng loại thuế và thời hạn nộp thuế.

Khai báo hải quan và nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu:

  • Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan hải quan thu thuế nhập khẩu.
  • Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các loại giấy tờ sử dụng khi khai báo hải quan thực hiện như quy định trong Luật thuế xuất nhập khẩu và các quy định cuả ngành hải quan.
  • Những hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng. Người nhập khẩu phải trình nộp các loại giấy tờ chứng minh.
  • Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng được quy định như thời hạn nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đường xuất nhập cảnh, phi mậu dịch, nhập khẩu qua biên giới đất liền không thuộc diện xuất khẩu, nhập khẩu chính ngạch, hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp thuế giá trị gia tăng ngay khi nhập khẩu.
  • Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam.

Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ Phương pháp tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu và trình tự các bước tính thuế GTGT. Kế toán viên cần áp dụng theo đúng trình tự để tính ra được thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu. Chúc các bạn thành công. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...